Cách người Do Thái nuôi dạy trẻ thông minh vượt trội
Người Do Thái chỉ chiếm gần 1% dân số thế giới, nhưng lại có đến 20% nhà khoa học đoạt giải Nobel và họ có bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh vượt trội.
Tin tưởng và tạo động lực giúp trẻ tiến bộ
Theo GS Reuven Feuerstein - nhà tâm lý học nhận thức nổi tiếng thế giới đã nhận định trong nghiên cứu "Trí thông minh có thể sửa đổi" rằng, trí thông minh của con người không phải là một đại lượng cố định. Nhất là trí thông minh của trẻ có thể phát triển và thay đổi theo thời gian nhờ vào các phương pháp học tập và rèn luyện khoa học.
Chính vì thế, người Do Thái cho rằng, đứa trẻ nào cũng đều thông minh và có khả năng phát triển tốt. Khi bậc cha mẹ tạo dựng niềm tin và nhận thức tích cực cho con thì chắc chắn sẽ giúp trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực. Khi đó, trẻ sẽ học được cách tin tưởng vào chính bản thân mình và dần dần điều đó sẽ thúc đẩy, tạo động lực giúp trẻ tiến bộ hơn theo thời gian.
Bên cạnh đó, cha mẹ người Do Thái luôn giữ nguyên tắc dạy con tự lập từ khi còn nhỏ tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ được tự do khám phá và sáng tạo mà không bị cản trở bởi bất kỳ giới hạn nào. Khi trẻ được tự mình trải nghiệm cuộc sống, chúng sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị chưa biết tới. Từ đó, kích thích não bộ của trẻ tìm tòi, nghiên cứu và phát triển nhiều ý tưởng mới để thực hiện những điều mà chúng đang hướng tới.
Khi đó, các bậc cha mẹ sẽ là người đồng hành cùng con để động viên và thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Đừng bao giờ nghi ngờ vào khả năng của trẻ vì nó có thể tác động đến nhận thức và hành động, khiến trẻ tự ti và thiếu niềm tin vào bản thân.
Kích thích trí tò mò và sáng tạo của trẻ
Trẻ con là đối tượng non nớt, chưa có sự hiểu biết về cuộc sống nên luôn tò mò với thế giới xung quanh. Các bậc cha mẹ cần kích thích trí tò mò của trẻ bởi mọi sự giới hạn hay cấm đoán trẻ khám phá cuộc sống có thể làm cho chúng có tâm lý trở ngại, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đối với người Do Thái, họ luôn tạo môi trường giáo dục cho trẻ một cách khoa học và phù hợp. Ở đó, trẻ được thỏa mãn sự tò mò của bản thân về mọi vấn đề trong cuộc sống, phù hợp với độ tuổi, sở thích, mong muốn... của trẻ.
Chẳng hạn như, khi trẻ phát hiện về một loài cây kỳ lạ nào đó xuất hiện trong cuốn sách hay một chương trình mà trẻ yêu thích. Chúng sẽ có tâm lý tò mò và mong muốn khám phá về loài cây đó. Người lớn lúc này cần tìm hiểu đúng nhu cầu của trẻ và cung cấp cho chúng tư liệu phù hợp giúp trẻ hiểu hơn về vấn đề chúng đang quan tâm.
Trò chuyện cùng cha mẹ giúp phát triển tư duy cho trẻ
Cha mẹ là người đóng vai trò trung gian giúp thúc đẩy khả năng phát triển trí tuệ của trẻ thông qua sự tương tác, trao đổi. Điều này đã được GS Reuven Feuerstein nhận định trong học thuyết nổi tiếng "Trải nghiệm học có trung gian". Ông cho rằng, trí thông minh của trẻ sẽ được bồi dưỡng và phát triển tốt khi có sự hỗ trợ tích cực từ phía cha mẹ.
Điều này là dễ hiểu, bởi trẻ là đối tượng chưa có sự hiểu biết nhiều về mọi vấn đề trong cuộc sống, nên cần sự định hướng một cách phù hợp từ cha mẹ. Họ sẽ là người dẫn dắt, đồng thời gợi ý cho trẻ con đường đi, cách giải quyết vấn đề phù hợp.
Tuy nhiên, cha mẹ cần khéo léo trong cách giáo dục con, để giúp con có suy nghĩ tự lập, đồng thời kích thích sự tư duy, sáng tạo của trẻ chứ không nên "vạch sẵn đường", tạo cho trẻ có thói quen ỷ lại, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
GS Feuerstein cũng khẳng định rằng, trí thông minh của trẻ là không có giới hạn và giãn nở tùy ý. Điều này thì phụ thuộc vào phương pháp mà cha mẹ giáo dục và định hướng phát triển cho con. Vì vậy, cha mẹ cần trò chuyện, tâm sự cùng con để tạo động lực, giúp con có tư duy tích cực, tin tưởng vào khả năng của mình.
Đồng thời, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của bản thân, để từ đó ba mẹ sẽ biết cách hỗ trợ và định hướng cho con phù hợp.
Dinh dưỡng cho não bộ - Yếu tố cốt lõi giúp phát triển trí não
Bên cạnh nổi tiếng về trí thông minh, Israel cũng được biết đến là 1 trong 10 quốc gia có chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới. Đây là kết quả từ nghiên cứu của TS Imamura, Đại học Cambridge và được đăng tải trên tập san y khoa nổi tiếng Lancet.
Trong bữa ăn của gia đình người Do Thái luôn đảm bảo đầy đủ các chất như: chất đạm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác. Họ thường ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu, hạt dinh dưỡng... đồng thời hạn chế hấp thu chất béo không tốt như chất béo bão hòa, trans-fat...
Tuy nhiên, không phải vì thế mà người Do Thái bỏ qua chất béo trong bữa ăn, mà họ vô cùng thông minh khi lựa chọn các chất béo có lợi như Omega-3, Omega-6. Theo các nghiên cứu khoa học, những chất béo này có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và giúp xây dựng cấu trúc cũng như hỗ trợ hình thành các kết nối thần kinh.
Hàm lượng chất béo Omega-6 được tìm thấy phần lớn ở những thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, dầu oliu… và trong một số loại hạt như: hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó…
Mặt khác, cơ thể của chúng ta không thể tự sản xuất và tổng hợp được chất béo Omega. Do đó, cách duy nhất là chúng ta bổ sung Omega qua các thực phẩm và sản phẩm bên ngoài. Omega thực vật có chứa ALA (Alpha lipoic acid), khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành hai dạng axit béo omega-3 là EPA và DHA, đồng thời bản thân ALA là một chất rất quan trọng giúp bảo vệ các tế bào thần kinh.
Để minh chứng cho điều này, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Prime Scholars (Anh) cho biết ALA có khả chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh. Đây là vai trò vô cùng quan trọng bởi ngay từ khi sinh ra, não chỉ có 100 tỷ tế bào thần kinh và không sinh ra thêm, nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ mất vĩnh viễn.
Khi chế biến thành những sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Omega thực vật không có vị tanh, không gây kích thích nôn trớ cho trẻ và có thể dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Đặc biệt, một số loại thực vật có chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não tiêu biểu như quả lý chua đen.