Cách chọn cá chép cúng Tết ông Táo ‘chuẩn’ nhất thể hiện sự thành tâm của gia chủ

Minh Trần,
Chia sẻ

Tục thả cá phóng sinh vào Tết ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm đã trở thành thói quen của dân ta từ xa xưa. Tuy nhiên, để thể hiện sự thành tâm, không phải ai cũng chọn cá và thả cá cho đúng cách.

Cách chọn cá chép vàng “chuẩn” nhất để cúng ông Táo

Về số lượng

Cúng ông công ông Táo cần 3 chú cá chép đỏ, vì thế nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Cách chọn cá chép cúng Tết ông Táo ‘chuẩn’ nhất thể hiện sự thành tâm của gia chủ  - Ảnh 1.

Cúng Tết ông Táo cần 3 con cá chép đỏ. Ảnh minh họa

Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Nên chọn cá chép giấy hay cá chép sống?

Nếu đã cúng cá chép giấy thì thôi cá chép sống và ngược lại. Cá chép sống dùng để cúng ông Công, ông Táo thường được chọn mua là cá chép đỏ.

Sau khi mua về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu. Khi cúng bát (chậu) cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng.

Chọn cá chép đẹp, khỏe mạnh 

Cá chép là một phương tiện chính để giúp Táo quân có thể "vượt Vũ Môn hóa rồng" chính vì thế việc chọn mua cá chép cũng là một việc vô cùng quan trọng.

Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Để thử độ khỏe mạnh của cá, bạn có thể chạm nhẹ vào mặt nước chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh.

Nếu kỹ hơn, bạn có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra, nếu mang cá đỏ tươi nghĩa là đó là cá khỏe mạnh. Nếu mang cá màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể chết.

Hướng dẫn cách thả cá chép đúng, đảm bảo cá có thể sống và phát triển

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ.

Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền thiêng liêng của dân tộc.

Cách chọn cá chép cúng Tết ông Táo ‘chuẩn’ nhất thể hiện sự thành tâm của gia chủ  - Ảnh 2.

Thả cá chép đúng cách để thể hiện sự thành tâm và bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa

Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Trong văn hóa các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, cá chép là một biểu tượng quen thuộc gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của con người. Cá chép trong tiếng Hán có cách đọc gần giống với chữ “dư”, tức dư thừa, do đó loại cá này mang ý nghĩa uớc vọng về sự no đủ, an lành, thịnh vượng. Cá chép được biết đến với truyền thuyết cá chép vượt Vũ môn hóa rồng là biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ, ý chí vươn lên cùng khát vọng về sự đỗ đạt trong thi cử, công danh. Việc thả cá chép ngày 23 tháng Chạp không chỉ mang quan niệm tiễn ông Táo về trời, mà còn thể hiện ước nguyện của dân gian về một năm mới khang thịnh, vạn sự tốt lành.

Theo quan niệm dân gian truyền lại, cá chép cũng nên được thả trước 12 giờ trưa ngày 23 sẽ kịp để tiễn ông Táo về trời. Không chỉ mang đậm các giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng, thả cá chép xét về khía cạnh môi trường còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. Tuy nhiên trên lý thuyết là vậy, còn thực tế có hay không lợi ích về môi trường vẫn còn là điều đáng bàn.

Những năm gần đây, sau mỗi dịp 23 tháng Chạp, trên mặt hồ lại nổi lềnh phềnh những túi nilon, thậm chí có cả cá chết nổi trong túi do người dân chỉ “quẳng” cả túi cá xuống hồ mà không thả đúng cách. Thêm nữa, cá chưa thả, đã có người đứng đợi câu. Như vậy vô tình đã làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có của tục thả cá chép.

(t/h)


Chia sẻ