Các quý ông thích tắm lá thuốc dành cho... sản phụ!
Bài thuốc lá của người Dao đỏ đang ngày càng được nhiều người thành phố ưa chuộng. Nhưng sự thật về công dụng của bài thuốc này không hẳn như những lời truyền miệng, quảng cáo.
Biết công dụng nhờ... "truyền miệng"
Gặp chị Nguyễn Thu Hoà (nhà ở ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội), đang mua thuốc Nam trên phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm. Chị đang cầm trên tay gói thuốc lá với cái tên “thuốc lá người Dao đỏ” và những dòng chữ quảng cáo về công dụng, đặc trị, có cả ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng. Nhưng bản thân chị Hoà cũng không biết đó có phải là thuốc thật không và túi thuốc đó có đủ vị không.
“Mình đã nhìn thấy thuốc lá của người Dao bao giờ đâu, nên cũng không biết thế nào là thuốc thật hay thuốc dởm. Mọi người dùng nhiều nên mình mua về dùng theo, chắc phải an toàn thì người ta mới bán”.
Thuốc lá người Dao đỏ được treo bán rủng rỉnh. Ảnh P.T
“Thi thoảng mình xem quảng cáo trên rao vặt và đặt mua qua điện thoại chứ không đi tận nơi mua như thế này”-chị Chiến (phố Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội) một người cũng đang mua thuốc tại đây cho biết.
Không chỉ có các bà nội trợ mơ hồ về bài thuốc lá của người Dao đỏ, mà nhiều quý ông cũng bị ảnh hưởng từ các thông điệp quảng cáo.
Phòng tắm thuốc nam ở khách sạn B.S (Đống Đa, Hà Nội) đón lượng khách mỗi ngày vào tắm nước nấu từ thuốc lá của người Dao rất lớn. Nhưng đa số những người vào đây tắm lại không biết trong bài thuốc đó có những vị gì, từ loài cây gì, mà chỉ chung chung là nó tốt vì đắt tiền và quảng bá nhiều nơi.
Anh Trần Văn Lợi (Trần Khát Chân, Hà Nội) nói chuyện với PV tại một phòng tắm thuốc lá người Dao gần bãi đỗ xe Ngọc Khánh, Ba Đình thì “chỉ cần tắm xong thấy đỡ mệt mỏi và nhân viên phục vụ chu đáo là được. Nguồn gốc xuất xứ cứ để khoa học làm”.
Tại một cơ sở “tắm thuốc nam” trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy với mức phí 80 nghìn đồng /lượt. Những nắm lá được nấu mà chủ quán gọi thuốc lá người Dao cũng chỉ là mấy cọng xả, hương nhu, lá bưởi và lá tre đã phơi khô.
Theo truyền thuyết, người Dao thường dùng những vị thuốc lá từ trên rừng về nấu nước tắm cho mọi người vào ngày cuối năm, để sạch sẽ đón năm mới. Ngoài ra, vị thuốc lá này còn rất tốt cho người phụ nữ sau khi sinh phòng chống các bệnh khi về già yếu.
Từ truyền thuyết này mà bài thuốc lá của người Dao đã truyền đi khắp nơi. Nhưng trên không ai biết chính xác bài thuốc này gồm những gì là đủ, là đúng. Nó được người Dao dùng cho các bà mẹ sau khi sinh nhưng nhiều quý ông khoẻ mạnh vẫn cứ tắm bình thường!
Việc tắm thuốc lá của người Dao đỏ ở các cơ sở tắm hơi, tắm thuốc nam với mức phí từ 100.000 đến 200.000 đồng, đắt đỏ chưa chắc đã tốt, đa số là những phí dịch vụ ở đây.
Chưa rõ về chứng minh nguồn gốc
Trước việc người tiêu dùng tin vào quảng cáo, tương truyền … mà chưa rõ chứng minh về khoa học. Dược sĩ Lê Viễn (Khoa Đông y thực nghiệm, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương) khẳng định, hiện chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào về bài thuốc lá của người Dao đỏ. Bản thân của ông làm trong nghề dược sĩ lâu năm cũng không rõ những vị thuốc của người Dao gồm những gì. Vì mỗi một gia đình có một bài thuốc khác nhau.
Hiện tại, đa số những người tiêu dùng đều làm theo những quảng cáo, rao vặt. Mặc dù việc sử dụng những loại thuốc lá không để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng những người tiêu dùng hãy trở thành những người thông minh đừng để mắc lừa những lời quáng bá và phải tìm hiểu.
Không chỉ có thuốc lá của người Dao đỏ, theo ông Viễn vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào công nhận nào một bài thuốc lá dùng để tắm. Cá nhân ông Viễn cũng cho rằng nguồn thuốc ngày càng quý và hiếm, khi mà người tiêu dùng cần nhiều hơn ắt phát sinh thuốc làm giả. Để xác định thuốc giả và thuốc thật rất khó vì lá này là loại dây leo đã phơi khô.
Cùng với ý kiến của Dược sĩ Viễn, Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Tường Kha, BV Thể dục Thể thao Việt Nam cũng khẳng định việc dùng bất cứ một bài thuốc nào đều phải qua kiểm định. Mỗi một người có liều lượng, tỷ lệ thích hợp khác nhau. Nếu dùng sai tỷ lệ có thể gây tổn thương da.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hoa (Bệnh viện Châm Cứu Trung ương) thì cho rằng: nếu dùng à uôm, tự mua về dùng hay đi tắm tại một cơ sở phải thật chú ý đến thể trạng của mình. Bản thân những vị thuốc lá không phải độc, nhưng không nên lạm dụng mà dùng sai quy cách.
Gặp chị Nguyễn Thu Hoà (nhà ở ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội), đang mua thuốc Nam trên phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm. Chị đang cầm trên tay gói thuốc lá với cái tên “thuốc lá người Dao đỏ” và những dòng chữ quảng cáo về công dụng, đặc trị, có cả ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng. Nhưng bản thân chị Hoà cũng không biết đó có phải là thuốc thật không và túi thuốc đó có đủ vị không.
“Mình đã nhìn thấy thuốc lá của người Dao bao giờ đâu, nên cũng không biết thế nào là thuốc thật hay thuốc dởm. Mọi người dùng nhiều nên mình mua về dùng theo, chắc phải an toàn thì người ta mới bán”.
Thuốc lá người Dao đỏ được treo bán rủng rỉnh. Ảnh P.T
“Thi thoảng mình xem quảng cáo trên rao vặt và đặt mua qua điện thoại chứ không đi tận nơi mua như thế này”-chị Chiến (phố Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội) một người cũng đang mua thuốc tại đây cho biết.
Không chỉ có các bà nội trợ mơ hồ về bài thuốc lá của người Dao đỏ, mà nhiều quý ông cũng bị ảnh hưởng từ các thông điệp quảng cáo.
Phòng tắm thuốc nam ở khách sạn B.S (Đống Đa, Hà Nội) đón lượng khách mỗi ngày vào tắm nước nấu từ thuốc lá của người Dao rất lớn. Nhưng đa số những người vào đây tắm lại không biết trong bài thuốc đó có những vị gì, từ loài cây gì, mà chỉ chung chung là nó tốt vì đắt tiền và quảng bá nhiều nơi.
Anh Trần Văn Lợi (Trần Khát Chân, Hà Nội) nói chuyện với PV tại một phòng tắm thuốc lá người Dao gần bãi đỗ xe Ngọc Khánh, Ba Đình thì “chỉ cần tắm xong thấy đỡ mệt mỏi và nhân viên phục vụ chu đáo là được. Nguồn gốc xuất xứ cứ để khoa học làm”.
Tại một cơ sở “tắm thuốc nam” trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy với mức phí 80 nghìn đồng /lượt. Những nắm lá được nấu mà chủ quán gọi thuốc lá người Dao cũng chỉ là mấy cọng xả, hương nhu, lá bưởi và lá tre đã phơi khô.
Người đàn ông này hỏi mua thuốc lá người Dao đỏ và được rất nhiều chị em ra tư vấn thuốc. Ảnh P.T
Theo truyền thuyết, người Dao thường dùng những vị thuốc lá từ trên rừng về nấu nước tắm cho mọi người vào ngày cuối năm, để sạch sẽ đón năm mới. Ngoài ra, vị thuốc lá này còn rất tốt cho người phụ nữ sau khi sinh phòng chống các bệnh khi về già yếu.
Từ truyền thuyết này mà bài thuốc lá của người Dao đã truyền đi khắp nơi. Nhưng trên không ai biết chính xác bài thuốc này gồm những gì là đủ, là đúng. Nó được người Dao dùng cho các bà mẹ sau khi sinh nhưng nhiều quý ông khoẻ mạnh vẫn cứ tắm bình thường!
Việc tắm thuốc lá của người Dao đỏ ở các cơ sở tắm hơi, tắm thuốc nam với mức phí từ 100.000 đến 200.000 đồng, đắt đỏ chưa chắc đã tốt, đa số là những phí dịch vụ ở đây.
Chưa rõ về chứng minh nguồn gốc
Trước việc người tiêu dùng tin vào quảng cáo, tương truyền … mà chưa rõ chứng minh về khoa học. Dược sĩ Lê Viễn (Khoa Đông y thực nghiệm, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương) khẳng định, hiện chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào về bài thuốc lá của người Dao đỏ. Bản thân của ông làm trong nghề dược sĩ lâu năm cũng không rõ những vị thuốc của người Dao gồm những gì. Vì mỗi một gia đình có một bài thuốc khác nhau.
Những quý ông này đang ngâm mình trong nước thuốc, mà chưa rõ nguồn gốc của thuốc lá mình đang tắm. Ảnh P.T
Hiện tại, đa số những người tiêu dùng đều làm theo những quảng cáo, rao vặt. Mặc dù việc sử dụng những loại thuốc lá không để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng những người tiêu dùng hãy trở thành những người thông minh đừng để mắc lừa những lời quáng bá và phải tìm hiểu.
Không chỉ có thuốc lá của người Dao đỏ, theo ông Viễn vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào công nhận nào một bài thuốc lá dùng để tắm. Cá nhân ông Viễn cũng cho rằng nguồn thuốc ngày càng quý và hiếm, khi mà người tiêu dùng cần nhiều hơn ắt phát sinh thuốc làm giả. Để xác định thuốc giả và thuốc thật rất khó vì lá này là loại dây leo đã phơi khô.
Cùng với ý kiến của Dược sĩ Viễn, Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Tường Kha, BV Thể dục Thể thao Việt Nam cũng khẳng định việc dùng bất cứ một bài thuốc nào đều phải qua kiểm định. Mỗi một người có liều lượng, tỷ lệ thích hợp khác nhau. Nếu dùng sai tỷ lệ có thể gây tổn thương da.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hoa (Bệnh viện Châm Cứu Trung ương) thì cho rằng: nếu dùng à uôm, tự mua về dùng hay đi tắm tại một cơ sở phải thật chú ý đến thể trạng của mình. Bản thân những vị thuốc lá không phải độc, nhưng không nên lạm dụng mà dùng sai quy cách.
Theo Phương Thuý - Phạm Hương
Bee
Bee