Các nạn nhân vụ chìm ca nô kể lại gì?
Các nạn nhân vụ chìm ca nô 9 người mất tích đêm qua tại Cần Giờ, TP.HCM vẫn còn bàng hoàng sợ hãi. Thiếu tướng Trương Văn Hai, Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết trực thăng thuộc sư đoàn không quân 372 đã bay ra hiện trường cứu nạn.
Anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1982, quê TP.HCM - một nạn nhân cho biết: “Khoảng 18g ngày 2-8, ca nô xuất phát từ cảng Hiệp Phước - Tiền Giang đi Vũng Tàu. 19g cùng ngày, khi đi ngang địa phận huyện Cần Giờ, TP.HCM, bất ngờ có sóng lớn đánh mạnh vào mạn ca nô khiến ca nô bị lật nghiêng. Lúc này trên ca nô có khoảng 30 người. Nhiều hành khách đã bình tĩnh tìm cách chạy qua bên kia mạn tàu để cân bằng tàu.
Sau ba lần ca nô bị lật nghiêng, hầu hết hành khách trên ca nô đã bị kiệt sức và ca nô cũng gần cạn nguyên liệu. Lúc này tài công cho ca nô rẽ vào một trạm tiếp nhiên liệu tại Vũng Tàu, lần này tàu tiếp tục bị đánh lật nghiêng lần thứ tư, nước tràn vào rồi tàu chìm dần. Biết không thể cân bằng lại được nữa, các hành khách hô hoán để nhảy ra khỏi tàu.
14 nạn nhân vụ chìm tàu đang được điều trị tại bệnh viện huyện Cần Giờ - Ảnh: Mậu Trường
Khi ca nô chìm, một phụ nữ đã bị mắc kẹt lại trong khoang tàu. Các hành khách đu bám hai bên thân ca nô suốt 5 giờ đồng hồ. Một hành khách đã giữ khô điện thoại di động và liên tiếp gọi cứu hộ. Sau khoảng 15 cuộc điện thoại cầu cứu, điện thoại cũng hết pin. Trong thời gian chờ cứu hộ, do sóng đánh mạnh, nhiều người bị sóng đánh ra biển đã chết chìm. Một số người mặc áo phao vẫn trôi dạt trên biển.
Đến khoảng 1g sáng nay, bộ đội biên phòng mới xác định được vị trí tàu gặp nạn và cứu hộ trực tiếp. Lúc này chỉ còn lại 14 người đang đu bám hai bên mạn tàu. Ngay sau đó, 14 nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện Cần Giờ để cấp cứu trong tình trạng nhiễm lạnh, trầy xướt.
Cùng thời điểm với lúc bộ đội biên phòng cứu hộ, một đội cứu hộ khác từ Vũng Tàu lên đã tìm thấy một số nạn nhân đang trôi dạt trên biển”.
Các nạn nhân đã kêu cứu ra sao?
Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân và những người biết thông tin đã cố gắng liên lạc với cơ quan chức năng và lực lượng cứu hộ, thế nhưng sau nhiều tiếng đồng hồ từ khi tai nạn xảy ra, lực lượng cứu hộ mới tiếp cận được hiện trường.
Theo anh Nguyễn Văn Cương, người đã dùng điện thoại gọi cho công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí VN và lực lượng cứu hộ, lúc ca nô bị chìm cách đó 500 mét cũng có hai ca nô khác. Mọi người kêu cứu rất to, tuy nhiên hai ca nô này dừng lại một lúc nhưng không tiến đến gần. Sau đó họ đi tiếp về phía Vũng Tàu. Mọi người đã rất vui mừng tưởng sẽ được hai ca nô này cứu nhưng không rõ vì sao họ không dừng lại, có lẽ do ca nô đã đầy khách.
Một nạn nhân vụ chìm tàu được theo dõi tại bệnh viện huyện Cần Giờ đang hong khô giấy tờ, điện thoại sau gần 5g đồng hồ ngâm nước - Ảnh: Mậu Trường
Cùng lúc này, ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí VN, đã liên lạc lại với anh Cương và hỏi: “Có phải em và mọi người đang thổi còi ra hiệu cấp cứu hay không?”.
Tuy nhiên, sau khi hai chiếc ca nô chạy thẳng về Vũng Tàu, tới khoảng 1g sáng thì mọi người mới được cứu.
Phần lớn các hành khách trên chuyến ca nô là công nhân, chuyên gia của công ty cổ phần Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam. Trong số các nạn nhân trôi trên biển có hai vợ chồng chuyên gia người Đức.
Trong quá trình ca nô bị nghiêng, rất nhiều nạn nhân bị sóng đánh bật ra khỏi ca nô, có người bơi trở lại được ca nô, người yếu bị sóng đánh đi luôn. Vài người được đưa vào đặt trên đáy chiếc ca nô bị lật úp để cứu nhưng sóng đánh quá mạnh nên đã bị chìm.
Người phụ nữ bị kẹt trên tàu là phụ bếp, được cho là người dân tộc thiểu số, sinh năm 1979, đã chết ngay lúc đó.
Vị trí tàu chìm là Cồn Ngựa, cách Vũng Tàu 6 -7 hải lý, cách biển Cần Giờ khoảng 3-4 hải lý.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một nạn nhân cho biết, lúc đó mọi người đã hy vọng được cứu vì khoảng cách rất gần, nhưng càng chờ thì sóng đánh càng mạnh và không thấy tàu cứu hộ đâu cả.
Theo các nạn nhân, có thể do trong đêm tối không xác định được tọa độ nên tàu cứu hộ không có mặt kịp thời. Nếu không có lẽ tất cả đều đã được cứu.
Bà Võ Thị Dung, chủ tịch UBMT Tổ Quốc VN TP.HCM đã có mặt tại bệnh viện Cần Giờ để thăm hỏi các nạn nhân. Bà Dung cho biết, trên tinh thần còn nước còn tát và TP.HCM đã thành lập tổ cứu nạn do ông Trương Văn Hai, bộ tư lệnh TP.HCM, trực tiếp chỉ huy.
Thông tin về việc cứu nạn chậm trễ, PV đã liên hệ với Đại tá Lê Ngọc Hùng, tham mưu trưởng bộ đội biên phòng TP.HCM, đại tá cho biết: bộ chỉ huy biên phòng TP.HCM nhận được thông tin về chiếc ca nô bị chìm lúc 21g38, tới khoảng 22g thì lực lượng cứu nạn xuất bến từ Cần Giờ. Tuy nhiên, do sóng to gió lớn nên đến hơn 1g sáng mới tiếp cận được hiện trường
Đã điều trực thăng ra hiện trường tìm kiếm nạn nhân
11g30 cùng ngày, UBND TP.HCM chỉ đạo thành lập Bộ chỉ huy tiền phương gồm Cục hàng hải Việt Nam, Bộ đội biên phòng TP.HCM, UBND huyện Cần Giờ, Sở GTVT TP.HCM triển khai tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Thiếu tướng Trương Văn Hai, Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết trực thăng thuộc sư đoàn không quân 372 đã bay ra hiện trường cứu nạn.
Nạn nhân thoát nạn đang điện thoại cho người thân khóc nức nở - Ảnh: Mậu Trường
Ông Nguyễn Nhật, cục trưởng cục Hàng Hải VN đang có mặt tại hiện trường, cho biết lực lượng cứu hộ đã triển khai rất nhanh sau khi nhận được thông tin, chỉ khoảng 15 phút sau khi tiếp nhận thông tin, trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 Cục hàng hải VN đã cho tàu ra ứng cứu. Một tiếng đồng hồ sau, khoảng 23g tàu cứu nạn đã ra tới hiện trường. Tuy nhiên do sóng to gió lớn, nên không thể tiếp cận hiện trường ngay.
Hiện tất cả các lực lượng cứu hộ của TP.HCM và Vũng Tàu bao gồm cảng vụ biên phòng và các tàu thuyền của ngư dân đang tập trung vào công tác tìm kiếm. Tuy nhiên do sóng to gió lớn và tàu chìm trên biển nên việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp khó khăn.
Thiếu tướng Trương Văn Hai, Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết trực thăng thuộc sư đoàn không quân 372 đã bay ra hiện trường cứu nạn.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đến hiện trường chỉ huy cứu hộ
Trưa cùng ngày Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng và ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam đã đến hiện trường chỉ huy công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Ông Nguyễn Nhật, cục trưởng cục Hàng Hải VN đang có mặt tại hiện trường, cho biết thi thể nạn nhân nữ bị kẹt trong tàu (quê ở Bắc Cạn, là người nấu bếp của công ty cổ phần Sản xuất ống thép dầu khí VN) đã được tàu cứu hộ vớt sáng nay lúc 9g. Xác ca nô đang trên đường kéo vào bờ.
Sau ba lần ca nô bị lật nghiêng, hầu hết hành khách trên ca nô đã bị kiệt sức và ca nô cũng gần cạn nguyên liệu. Lúc này tài công cho ca nô rẽ vào một trạm tiếp nhiên liệu tại Vũng Tàu, lần này tàu tiếp tục bị đánh lật nghiêng lần thứ tư, nước tràn vào rồi tàu chìm dần. Biết không thể cân bằng lại được nữa, các hành khách hô hoán để nhảy ra khỏi tàu.
14 nạn nhân vụ chìm tàu đang được điều trị tại bệnh viện huyện Cần Giờ - Ảnh: Mậu Trường
Đến khoảng 1g sáng nay, bộ đội biên phòng mới xác định được vị trí tàu gặp nạn và cứu hộ trực tiếp. Lúc này chỉ còn lại 14 người đang đu bám hai bên mạn tàu. Ngay sau đó, 14 nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện Cần Giờ để cấp cứu trong tình trạng nhiễm lạnh, trầy xướt.
Cùng thời điểm với lúc bộ đội biên phòng cứu hộ, một đội cứu hộ khác từ Vũng Tàu lên đã tìm thấy một số nạn nhân đang trôi dạt trên biển”.
Các nạn nhân đã kêu cứu ra sao?
Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân và những người biết thông tin đã cố gắng liên lạc với cơ quan chức năng và lực lượng cứu hộ, thế nhưng sau nhiều tiếng đồng hồ từ khi tai nạn xảy ra, lực lượng cứu hộ mới tiếp cận được hiện trường.
Theo anh Nguyễn Văn Cương, người đã dùng điện thoại gọi cho công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí VN và lực lượng cứu hộ, lúc ca nô bị chìm cách đó 500 mét cũng có hai ca nô khác. Mọi người kêu cứu rất to, tuy nhiên hai ca nô này dừng lại một lúc nhưng không tiến đến gần. Sau đó họ đi tiếp về phía Vũng Tàu. Mọi người đã rất vui mừng tưởng sẽ được hai ca nô này cứu nhưng không rõ vì sao họ không dừng lại, có lẽ do ca nô đã đầy khách.
Một nạn nhân vụ chìm tàu được theo dõi tại bệnh viện huyện Cần Giờ đang hong khô giấy tờ, điện thoại sau gần 5g đồng hồ ngâm nước - Ảnh: Mậu Trường
Cùng lúc này, ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí VN, đã liên lạc lại với anh Cương và hỏi: “Có phải em và mọi người đang thổi còi ra hiệu cấp cứu hay không?”.
Tuy nhiên, sau khi hai chiếc ca nô chạy thẳng về Vũng Tàu, tới khoảng 1g sáng thì mọi người mới được cứu.
Phần lớn các hành khách trên chuyến ca nô là công nhân, chuyên gia của công ty cổ phần Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam. Trong số các nạn nhân trôi trên biển có hai vợ chồng chuyên gia người Đức.
Trong quá trình ca nô bị nghiêng, rất nhiều nạn nhân bị sóng đánh bật ra khỏi ca nô, có người bơi trở lại được ca nô, người yếu bị sóng đánh đi luôn. Vài người được đưa vào đặt trên đáy chiếc ca nô bị lật úp để cứu nhưng sóng đánh quá mạnh nên đã bị chìm.
Người phụ nữ bị kẹt trên tàu là phụ bếp, được cho là người dân tộc thiểu số, sinh năm 1979, đã chết ngay lúc đó.
Vị trí tàu chìm là Cồn Ngựa, cách Vũng Tàu 6 -7 hải lý, cách biển Cần Giờ khoảng 3-4 hải lý.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một nạn nhân cho biết, lúc đó mọi người đã hy vọng được cứu vì khoảng cách rất gần, nhưng càng chờ thì sóng đánh càng mạnh và không thấy tàu cứu hộ đâu cả.
Theo các nạn nhân, có thể do trong đêm tối không xác định được tọa độ nên tàu cứu hộ không có mặt kịp thời. Nếu không có lẽ tất cả đều đã được cứu.
Bà Võ Thị Dung, chủ tịch UBMT Tổ Quốc VN TP.HCM đã có mặt tại bệnh viện Cần Giờ để thăm hỏi các nạn nhân. Bà Dung cho biết, trên tinh thần còn nước còn tát và TP.HCM đã thành lập tổ cứu nạn do ông Trương Văn Hai, bộ tư lệnh TP.HCM, trực tiếp chỉ huy.
Thông tin về việc cứu nạn chậm trễ, PV đã liên hệ với Đại tá Lê Ngọc Hùng, tham mưu trưởng bộ đội biên phòng TP.HCM, đại tá cho biết: bộ chỉ huy biên phòng TP.HCM nhận được thông tin về chiếc ca nô bị chìm lúc 21g38, tới khoảng 22g thì lực lượng cứu nạn xuất bến từ Cần Giờ. Tuy nhiên, do sóng to gió lớn nên đến hơn 1g sáng mới tiếp cận được hiện trường
Đã điều trực thăng ra hiện trường tìm kiếm nạn nhân
11g30 cùng ngày, UBND TP.HCM chỉ đạo thành lập Bộ chỉ huy tiền phương gồm Cục hàng hải Việt Nam, Bộ đội biên phòng TP.HCM, UBND huyện Cần Giờ, Sở GTVT TP.HCM triển khai tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Thiếu tướng Trương Văn Hai, Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết trực thăng thuộc sư đoàn không quân 372 đã bay ra hiện trường cứu nạn.
Nạn nhân thoát nạn đang điện thoại cho người thân khóc nức nở - Ảnh: Mậu Trường
Hiện tất cả các lực lượng cứu hộ của TP.HCM và Vũng Tàu bao gồm cảng vụ biên phòng và các tàu thuyền của ngư dân đang tập trung vào công tác tìm kiếm. Tuy nhiên do sóng to gió lớn và tàu chìm trên biển nên việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp khó khăn.
Thiếu tướng Trương Văn Hai, Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết trực thăng thuộc sư đoàn không quân 372 đã bay ra hiện trường cứu nạn.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đến hiện trường chỉ huy cứu hộ
Trưa cùng ngày Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng và ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam đã đến hiện trường chỉ huy công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Ông Nguyễn Nhật, cục trưởng cục Hàng Hải VN đang có mặt tại hiện trường, cho biết thi thể nạn nhân nữ bị kẹt trong tàu (quê ở Bắc Cạn, là người nấu bếp của công ty cổ phần Sản xuất ống thép dầu khí VN) đã được tàu cứu hộ vớt sáng nay lúc 9g. Xác ca nô đang trên đường kéo vào bờ.