Buông bỏ 7 THÓI QUEN này để có cuộc sống sung túc, giàu có bền vững, giữ lại một điều cũng không được!
Bỗng nhiên có được đống tiền từ trên trời rơi xuống thì ai mà không thích. Nhưng trên đời này làm gì có chuyện hời như vậy!
Tại sao thoát nghèo lại khó như vậy?
Vì nghèo là cái bẫy đầy mê hoặc! Một cái bẫy mang tính người khiến bạn rơi xuống lúc nào không hay, sau đó khó thoát ra được. Nó khiến con người ta dễ dàng mất đi ý chí, không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
Nghèo, bạn sẽ muốn tiết kiệm tiền, nhưng càng tiết kiệm càng trở nên túng quẫn. Nghèo, bạn sẽ sợ rủi ro, lo lắng được mất, thế là không thể nắm chắc cơ hội, sau đó lại rơi vào vòng tuần hoàn không lối thoát.
Bạn nói bản thân nhất định sẽ thay đổi, nhưng đã quá quen với cuộc sống hiện tại. Nhụt chí, không có động lực, chỉ muốn được an toàn.
Cái nghèo đa số xuất phát từ 7 thói quen sau đây, bạn có mấy điều?
1. Thích miễn phí, thích tiết kiệm tiền.
Miễn phí luôn là cách trả giá đắt nhất. Ví dụ, trên con đường mưu cầu tri thức, người giàu bỏ tiền để chọn lọc những nội dung chất lượng. Người nghèo lại cho rằng tri thức nên miễn phí, cuối cùng phạm sai lầm, để rồi phải trả cái giá đắt.
Người nghèo thích tiết kiệm tiền. Mua chiếc Tivi giá rẻ và tự hào mình đã biết chi tiêu hợp lý. Kết quả mới sử dụng một năm đã hỏng, thậm chí tiền điện và phí sửa chữa cộng lại còn cao hơn cả giá mua ban đầu.
2. Không biết trân quý thời gian.
Người nghèo không có khái niệm về giá trị của thời gian, chưa bao giờ biết trân quý và lấy thời gian để đổi thành tiền bạc. Họ thà rằng bỏ thời gian đắn đo nên chọn mua bộ quần áo nào cho rẻ nhất, cũng không muốn chi thêm chút tiền để mua bộ chất lượng cao và sử dụng lâu dài hơn. Đồng thời, họ cũng không biết quý trọng thời gian của người khác.
Thời gian tự do của người giàu đều dành cho việc học tập, nỗ lực nâng cao giá trị của bản thân. Còn người nghèo thì thích vui chơi, xả hơi, sống qua ngày nào hay ngày đó, không cần nghĩ đến mai sau.
3. Thích mua những thứ rẻ tiền nhưng không dùng đến.
Vừa nhìn thấy hàng giảm giá thì cố mua cho bằng được. Nhưng mua về rồi lại để đó, không có cơ hội dùng đến. Vậy thì cho dù có rẻ đến mấy cũng là hoang phí!
4. Luôn cho rằng người thành công đều may mắn hoặc có chống lưng.
Người nghèo thường cảm thấy xã hội này bất công. Bản thân không có nguồn lực, sự may mắn hay mối quan hệ nào nên không thành công là chuyện đương nhiên. Người giàu đều rất may mắn, có gia đình chống lưng, số mệnh sinh ra ở vạch đích. Thái độ sống này khiến con người cứ mãi giậm chân tại chỗ, không thể phát triển.
5. Thích than vãn, không thể chấp nhận khi thấy người khác sống tốt hơn mình.
Thích kể khổ, oán trách bị cuộc sống đày đọa, ông trời không công bằng với mình. Đi làm thì chỉ trích cấp trên và đồng nghiệp, về nhà thì trút giận lên vợ con. Cuộc sống tràn ngập năng lượng tiêu cực.
Người nghèo không thể chịu đựng nổi khi thấy người khác sống tốt hơn mình, hay biết đồng nghiệp được tăng lương, bạn bè thành công…
6. Làm việc vì tiền, lấy tiền để làm tiêu chuẩn chọn công việc.
Người nghèo đi làm hoàn toàn vì tiền, chỉ biết đến nguồn lợi trước mắt, không có khái niệm tìm cách để tiền sinh tiền hoặc mở rộng thu nhập. Tìm công việc chỉ quan tâm đến tiền lương, không suy xét về cơ hội phát triển năng lực. Đồng thời, họ chỉ có thể làm thuê cả đời, nhận lương bao nhiêu thì làm bấy nhiêu việc.
7. Trông mong vào giấc mơ “một đêm phát tài”.
Bỗng nhiên có được đống tiền từ trên trời rơi xuống thì ai mà không thích. Nhưng trên đời này làm gì có chuyện hời như vậy!
Trúng số, nhặt được tiền… Loại tiền này nếu không biết sử dụng đúng đắn thì hậu họa khôn lường, thậm chí còn thân bại danh liệt.
Người nghèo chỉ muốn làm sao để có tiền nhanh nhất, không biết suy nghĩ đến đường dài. Đang dấn thân vào một ngành nghề, nhưng 1-2 ngày đầu không kiếm được bao nhiêu nên quyết định không làm nữa. Kiên trì đối với họ là chuyện xa vời.
(Nguồn: Zhihu)