Bức ảnh làm tổn thương vô số bậc cha mẹ
Bức ảnh này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dân tình.
Trung Quốc là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, nhưng nền giáo dục của quốc gia này cũng được đánh giá là khá nặng. Một tuần học tập của học sinh Trung Quốc diễn ra vô cùng căng thẳng. Sau khi đi học ở trường hoặc đi học thêm về, các bạn học sinh thường dành ra trung bình gần 1 tiếng 30 phút để hoàn thiện bài tập về nhà. Thậm chí, cuối tuần học sinh còn không có thời gian để nghỉ ngơi. Nhiều em vẫn phải dành ra khoảng 3-4 giờ để làm bài tập về nhà dưới sự giám sát nghiêm ngặt của phụ huynh.
Mới đây, cô Dư (Hàng Châu, Trung Quốc) đã chia sẻ một bức ảnh của con mình lên WeChat cá nhân. Trong ảnh có thể thấy, con của cô Dư đang đắp chăn nằm ngủ ngon này giữa một đống bài tập còn dang dở.
Ngoài bức ảnh, cô Dư còn chia sẻ thêm dòng trạng thái: "Trong tình huống này, tôi nên đánh thức con dậy để làm bài tập về nhà hay để con tiếp tục ngủ?
Tối hôm qua, khoảng 6 giờ, tôi đang đọc sách trong phòng khách, còn con đang làm bài tập trong phòng thì tôi nghe thấy tiếng ngáy, sau đó tôi bước vào phòng của con thì nhìn thấy cảnh tượng này. Con đang nằm ngủ ngon lành trên quyển vở viết chính tả mới viết xong một nửa.
Tan học về đến nhà lúc 5 giờ, con vào cửa rửa tay rửa mặt, ăn một cái bánh quy, rồi bắt đầu làm bài. Ban đầu luyện toán học miệng, toán học miệng luyện xong, định làm nốt bài tập tập viết thì ngủ mất tiêu. Tôi đã giúp thằng bé lấy bút ra và phủ một tấm chăn nhỏ".
Bài viết này của cô Dư nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dân tình. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, nhưng đa phần đều đồng ý rằng việc học tập của học sinh hiện nay đang phải đối diện với vô vàn áp lực.
- Nhìn con nằm ngủ trên đống sách vở mà xót hết lòng.
- Biết là con mệt mỏi lắm, nhưng không thể không ngừng khích lệ con cố gắng vì bạn bè xung quanh con ai cũng ganh đua như vậy.
- Học sinh hiện nay ngày càng đối diện với nhiều áp lực học tập.
- Mình nghĩ để con ngủ đi, chắc con mệt mỏi lắm rồi. Biết rằng học tập áp lực, nhưng phụ huynh cũng cần quan tâm đến sức khỏe của con.
- Thôi thì mình cứ nghĩa là hôm nay không vùi đầu, ngày mai sao ngẩng đầu.
- Xem xong bức ảnh này, mình đã rơm rớm nước mắt, thương các con quá.
Phụ huynh cần làm gì để giảm tải áp lực học tập cho con?
Trong xã hội hiện đại, áp lực học tập đặt lên vai trẻ em ngày càng nặng nề, khiến việc tìm cách giảm tải áp lực này trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các bậc phụ huynh. Để giảm bớt gánh nặng cho con, cha mẹ cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhau.
Thứ nhất, tạo dựng một môi trường gia đình yêu thương, hỗ trợ và khích lệ. Phụ huynh nên dành thời gian lắng nghe con cái chia sẻ về ngày học ở trường, về những lo lắng và áp lực mà chúng phải đối mặt. Qua đó, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình hình và cảm xúc của con, từ đó đưa ra những lời khuyên và giải pháp phù hợp.
Thứ hai, thiết lập kỳ vọng hợp lý và không so sánh con mình với người khác. Mỗi đứa trẻ đều có những khả năng và sở thích riêng biệt. Phụ huynh không nên áp đặt mục tiêu quá cao hoặc so sánh thành tích học tập của con mình với các bạn cùng trang lứa, điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy thất bại và tăng thêm áp lực.
Thứ ba, hỗ trợ con trong việc quản lý thời gian hiệu quả. Cha mẹ có thể giúp con xây dựng một lịch trình hợp lý, cân đối giữa học tập và thời gian nghỉ ngơi, chơi bên ngoài hay tham gia các hoạt động ngoại khóa. Điều quan trọng là trẻ cần có thời gian để thư giãn và tái tạo năng lượng.
Thứ tư, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự học và tự giải quyết vấn đề. Việc này giúp trẻ tự tin hơn trong việc tiếp thu kiến thức và không quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Đặc biệt, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đặt ra mục tiêu cá nhân và tự đánh giá tiến trình của bản thân, giúp chúng có cảm giác kiểm soát cuộc sống và học tập của mình.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng, là việc cha mẹ phải hiểu rằng, thành công học tập không phải là tất cả. Sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của trẻ là ưu tiên hàng đầu. Phụ huynh cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc trong từng hoạt động, từng khoảnh khắc của cuộc sống, không chỉ trong học tập.
Bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống, cha mẹ có thể giúp con cái giảm bớt áp lực và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Theo Sohu