Bữa cơm gia đình của tỷ phú Lý Gia Thành: Mỗi tiểu tiết thể hiện tính cách con người, dạy con bài học nhẹ nhàng mà cực sâu sắc
Qua bữa cơm gia đình, chúng ta có thể thấy được chất lượng của một gia đình, đồng thời nó cũng có thể phản ánh sự giáo dục của cha mẹ với con cái.
Lý Gia Thành, một trong những doanh nhân có nhiều ảnh hưởng nhất tại châu Á, Ông thường được biết đến là tỷ phú giàu nhất Hồng Kông (Trung Quốc) với khối tài sản ròng ước tính đạt hơn 37 tỷ USD theo Forbes 2019 (khoảng 898 nghìn tỷ VNĐ).
Nhưng ít ai biết được rằng cuộc đời của ông là chuỗi ngày dài của sự cố gắng, tìm tòi và học hỏi liên tục. Mặc dù là một tỷ phú và người lãnh đạo của một tập đoàn lớn, ông chưa bao giờ bước chân vào giảng đường đại học, thậm chí là trung học.
Bởi công việc kinh doanh bận rộn, ông đã tận dụng thời gian trên bàn ăn tối để giáo dục con cái. Ông cho rằng thái độ là yếu tố tiên quyết hình thành nên một còn người, không phải trình độ, và chúng sẽ thể hiện rõ nét qua hành vi, cách ứng xử của mọi người trên bàn ăn. Ông từng đưa ra một quy định: dù công việc bận rộn đến đâu thì vào mỗi tối thứ Hai, cả gia đình phải ăn tối cùng nhau.
1. Tính cách lộ rõ trên bàn ăn
Người ta thường nói cách một người đàn ông đối xử với người phục vụ cũng chính là cách anh ta sẽ đối xử với bạn đời của mình trong tương lai. Dù đang ở trong bữa tiệc tối hay bữa ăn gia đình, cách hành xử không chỉ thể hiện sự lịch sự và học thức của một người mà còn thể hiện trí tuệ cảm xúc. Trong bữa tối gia đình của Lý Gia Thành, ông đối xử lịch sự với những người giúp việc, không có bất kỳ sự khác biệt rõ ràng nào về địa vị.
Khi cơm canh được mang đến bàn, ông tỏ ra biết ơn, thể hiện sự quan tâm đến người giúp việc khác thông qua những hành động nhỏ. Nếu đồ ăn không hợp khẩu vị, thay vì chỉ trách mắng một cách mù quáng, ông ưu tiên giải quyết vấn đề bằng hành động tích cực và xây dựng, đóng góp ý kiến. Sự động viên và khen ngợi không chỉ là cách để thể hiện sự biểu đạt, mà còn là cách giúp người khác cảm thấy được tôn trọng.
Và hiển nhiên, cha mẹ là tấm gương lớn nhất để coi cái noi theo, từ đó các con cũng học theo ông mà đối đãi với mọi người.
2. Giáo dục là tài sản vô hình
Sự giáo dục xuất phát từ trái tim và thường là một phẩm chất nội tại, là sự kết hợp giữa giáo dục, môi trường, gia đình… Giáo dục dần dần trở thành tài sản vô hình quý giá nhất mà cha mẹ có thể mang lại cho con cái. Ngay cả khi đã trưởng thành, loại tài sản này vẫn luôn ở bên con. Trẻ em không tự hư hỏng, là do cách dạy dỗ, môi trường mà chúng được nuôi dạy. Dạy con tự lập, học cách ứng xử còn tốt hơn gấp trăm lần cho vàng cho bạc.
Vì những yêu cầu khắt khe của Lý Gia Thành nên hai con trai của ông dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng vẫn không chạy theo lối sống xa hoa, phung phí. Khi còn nhỏ, họ hiếm khi được xe riêng đưa đón, mà thay vào đó, sử dụng các phương tiện công cộng như xe điện, xe buýt như bao đứa trẻ khác.
3. Yêu thương một đứa trẻ không phải là chiều chuộng
Yêu thương con cái không phải là điều kiện vật chất tốt nhất cho chúng. Khi các con trai của ông lớn lên, để giúp chúng trau dồi bản thân tốt hơn, Lý Gia Thành quyết định cho chúng đi du học, điều này đồng nghĩa là chúng sẽ phải sống tự lập.
Rõ ràng, quyết định này có chút quá khắc nghiệt đối với 2 đứa trẻ mới mười lăm tuổi và mười ba tuổi. Một mình đối mặt với môi trường xa lạ, tạm biệt cuộc sống được phục vụ, cơm bưng nước rót. Nhưng cho đến tận bây giờ, hai anh em cũng không hề phàn nàn gì về cha mình, chính nhờ sự nuôi dạy nghiêm khắc của cha mà họ mới có thể đạt được những thành tích khiến cha hài lòng.
Tóm lại, hãy để trẻ tiếp nhận sự yêu thương thông qua sự rèn luyện, quan tâm chứ không phải những thứ vật chất. Cách giáo dục tốt nhất là cha mẹ trở thành tấm gương sáng để con cái noi theo.
Theo Sohu