Bớt bảo thủ, bớt áp lực cuộc sống

Kim Sen,
Chia sẻ

Bạn có biết rằng bớt bảo thủ có nghĩa là bớt nhiều áp lực trong cuộc sống?

Người bảo thủ dễ cảm thấy ghê sợ

Có ai nói với bạn rằng bạn là người khá bảo thủ không? Và nếu có chăng nữa, bạn có đồng ý với họ rằng bạn là người… hơi bảo thủ một chút?

Để công bằng, hãy dùng một phương pháp khoa học để nhận biết xem bạn có bảo thủ không nhé.

Sau các nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ có một kết luận rất thú vị về mối liên hệ giữa sự dễ cảm thấy ghê sợ và tính bảo thủ. Theo đó, nếu bạn thấy mình dễ nổi da gà hoặc thấy “ghê chết được” khi nhìn thấy một con nhầy hay một cặp đồng tính, bạn được cho là người bảo thủ.

Điều này có vẻ đúng với một số trường hợp mà aFamily ghi nhận được. Trong các chia sẻ độc giả gửi về aFamily, nhiều bà vợ than rằng chồng mình chỉ cần nhìn thấy một phụ nữ không chồng mà chửa đã la lối om sòm, bảo rằng cuộc sống thế thật không ra gì.

Có ảnh hưởng gì đến anh đâu, người ta không có chồng thì có đứa con để sau này nương tựa, làm gì mà anh có vẻ khắc nghiệt thế!”, chị Hai bảo với chồng, tuy nhiên, chồng chị luôn bảo thủ ý kiến của mình và cho rằng vợ anh mà có điều kiện chắc cũng “cá mè một lứa với cô kia.

Trong ghi nhận chia sẻ từ phía độc giả, aFamily cũng nhận thấy rằng, những người bảo thủ thường rất dễ trở nên ghê sợ trước một vật hoặc vấn đề gì đấy, mặc dù điều đó chẳng gây ảnh hưởng gì cho họ, thậm chí, chả gây hại đến ai.
 
Bớt bảo thủ là bớt căng thẳng.

Cũng như các nhà khoa học Mỹ đã tổng kết, người bảo thủ thường từ chối lắng nghe, họ khăng khăng cho rằng những gì khiến người ta ghê tởm đồng nghĩa với việc nó là xấu xa. Tuy nhiên, sự ghê sợ đó chỉ là cảm giác của cá nhân mà thôi.

Bớt bảo thủ là bớt căng thẳng

Bạn có thấy vui khi một mực giữ lấy những ý nghĩ của riêng mình mà không thèm bận tâm đến yếu tố khác? “Phần lớn người bảo thủ thường hay buồn bực. Đó cũng là một điều thiệt thòi của họ”, Ths tâm lý Nguyễn Mạnh Hà, giảng viên trường ĐHKHXH&NV đánh giá

Ths Mạnh Hà cho biết anh đã từng tư vấn cho rất nhiều trường hợp bảo thủ và có chỉ số ghê sợ cao. Họ thường rất dễ tỏ ra không vừa lòng với những hiện tượng có phần lạ và qui kết chúng về các giá trị đạo đức trong khi bản thân những vật, hiện tượng hay người đó không hề gây hại gì cho ai.

"Đôi khi họ cho rằng việc tỏ ra ghê sợ cũng chính là cách để họ thấy mình trong sạch và đạo đức. Tuy nhiên, đó lại chính là nơi giam hãm tâm hồn họ, với cuộc sống, cái mới chính là cái giúp cuộc sống không nhàm chán”.

Các nhà tâm lý cho rằng việc tự nhận biết mình, xem xét rằng mình ghê sợ có thái quá không sẽ giúp người bảo thủ có một cuộc sống hài hòa hơn và ít bị căng thẳng, ít phải tranh đấu với chính bản thân để tìm ra điều gì là đạo đức, trong khi đó nó lại không thuộc phạm trù đạo đức.

Vậy kể cả bạn có nhận mình là người bảo thủ hay không, sao không thử kiên nhẫn hơn để lắng nghe người khác và bao dung hơn khi để chính mình cũng được hưởng hạnh phúc?

Và rồi khi nào bạn nhìn thấy một bà mẹ đơn thân mà không còn cảm giác “lạ lẫm” nữa thì có nghĩa là bạn đã bớt bảo thủ rồi đấy và cứ nghĩ mà xem, bạn đã vui vẻ hạnh phúc hơn nhiều.

Kim Sen

Chia sẻ