Bội thực với hàng thời trang giảm giá sốc
Xả hết hàng, giảm giá sốc, khuyến mại đến 70-80%, mua 1 tặng 1... là những thông báo được các cửa hàng thời trang treo khắp nơi, treo quanh năm khiến người tiêu dùng bị bội thực khuyến mại và dần trở nên dửng dưng.
Câu chuyện về một cửa hàng quần áo treo tấm biển "trả cửa hàng, thanh lý toàn bộ sản phẩm", những tưởng chỉ treo trong vòng 1 tuần, 2 tuần nhưng rồi lại được treo cả năm khiến niềm tin về các chương trình khuyến bị đặt những dấu hỏi. Và có một thực tế là chẳng biết từ bao giờ những tấm biển này đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Thủ đô... khiến cảm xúc trước những tấm biển tưởng chừng hấp dẫn kia lại trở nên chai lì!
Nếu di chuyển ở các tuyến phố như: Cầu Giấy, Kim Mã, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch... sẽ thấy những tấm băng-rôn quảng cáo xả hàng, giảm giá được treo khắp nơi, thậm chí có nơi cả dãy phố đều treo biển giảm giá.
Một cửa hàng quần áo trên phố Cầu Giấy luôn treo biển "trả mặt bằng, thanh lý toàn bộ quần áo" được trưng lên cả năm trời khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Nhiều người đã từng mắc bẫy bởi những tấm biển đó vì đồ không hề rẻ, không hề giảm giá như quảng cáo.
Nhà nhà giảm giá, người người xả hàng khiến cả khu phố bán đồ thời trang như bị ngợp trong những tấm biển, băng-rôn.
Những cửa hàng thời trang dán từ "xả hàng"; "mua 1 tặng 1"; "sale 50%"... được dán cố định trên cửa kính và dám chắc nó đã tồn tại ít nhất trên dưới nửa năm trời.
Thậm chí một số nơi còn dùng chiêu quảng cáo với ngôn từ chẳng giống ai như: "Ôi trời ơi rẻ quá"; "Rẻ nhất Hà Nội là đây" hoặc như cửa hàng bán đầm bầu này lại khiến người khác không khỏi ngỡ ngàng khi dùng câu "Đến ốc cũng phải sốc".
Một số nơi lại dùng chiêu quảng cáo sản phẩm đồng giá để người tiêu dùng nắm trước được.
Một số cửa hàng lại kiếm cớ nào đó để treo biển giảm giá, như cửa hàng này lấy lý do "chào đông" nhưng...
Thực tế thì người tiêu dùng đang bị bội thực những tờ băng-rôn, biển quảng cáo kiểu này khiến họ trở nên dửng dưng trước những lời quảng cáo được cho là hấp dẫn này.
Và thực tế thì ở những cửa hàng càng treo biển quảng cáo, băng-rôn giảm giá thì càng vắng khách.
Chỉ có bác bảo vệ và những ma-nơ-canh khoác trên mình trang phục giảm giá, khách lại vắng tanh.
Nhân viên cửa hàng thì chỉ biết chơi dài mặc dù thời điểm chúng tôi ghi hình là giờ tan tầm (17 giờ chiều).
Sự thờ ơ của người tiêu dùng trước những tấm biển quảng cáo, giảm giá, xả hàng của mặt hàng thời trang ngày càng thể hiện rõ rệt.
Nếu di chuyển ở các tuyến phố như: Cầu Giấy, Kim Mã, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch... sẽ thấy những tấm băng-rôn quảng cáo xả hàng, giảm giá được treo khắp nơi, thậm chí có nơi cả dãy phố đều treo biển giảm giá.
Một cửa hàng quần áo trên phố Cầu Giấy luôn treo biển "trả mặt bằng, thanh lý toàn bộ quần áo" được trưng lên cả năm trời khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Nhiều người đã từng mắc bẫy bởi những tấm biển đó vì đồ không hề rẻ, không hề giảm giá như quảng cáo.
Nhà nhà giảm giá, người người xả hàng khiến cả khu phố bán đồ thời trang như bị ngợp trong những tấm biển, băng-rôn.
Những cửa hàng thời trang dán từ "xả hàng"; "mua 1 tặng 1"; "sale 50%"... được dán cố định trên cửa kính và dám chắc nó đã tồn tại ít nhất trên dưới nửa năm trời.
Thậm chí một số nơi còn dùng chiêu quảng cáo với ngôn từ chẳng giống ai như: "Ôi trời ơi rẻ quá"; "Rẻ nhất Hà Nội là đây" hoặc như cửa hàng bán đầm bầu này lại khiến người khác không khỏi ngỡ ngàng khi dùng câu "Đến ốc cũng phải sốc".
Một số nơi lại dùng chiêu quảng cáo sản phẩm đồng giá để người tiêu dùng nắm trước được.
Một số cửa hàng lại kiếm cớ nào đó để treo biển giảm giá, như cửa hàng này lấy lý do "chào đông" nhưng...
Thực tế thì người tiêu dùng đang bị bội thực những tờ băng-rôn, biển quảng cáo kiểu này khiến họ trở nên dửng dưng trước những lời quảng cáo được cho là hấp dẫn này.
Và thực tế thì ở những cửa hàng càng treo biển quảng cáo, băng-rôn giảm giá thì càng vắng khách.
Chỉ có bác bảo vệ và những ma-nơ-canh khoác trên mình trang phục giảm giá, khách lại vắng tanh.
Nhân viên cửa hàng thì chỉ biết chơi dài mặc dù thời điểm chúng tôi ghi hình là giờ tan tầm (17 giờ chiều).
Sự thờ ơ của người tiêu dùng trước những tấm biển quảng cáo, giảm giá, xả hàng của mặt hàng thời trang ngày càng thể hiện rõ rệt.