Bồi bổ cho người hay thức đêm
Những người hay thức đêm, ngày hôm sau thường cảm thấy toàn thân thiếu sức lực, tinh thần uể oải. Mách bạn 3 cách dưới đây giúp giảm các tác hại của việc thức đêm.
Uống hồng trà giúp bổ sung nước, làm tinh thần tỉnh táo
Cà phê tuy có tác dụng làm tỉnh táo trí não nhưng cũng dễ gây mất ngủ, ngoài ra còn làm tiêu hao lượng vitamin nhóm B trong cơ thể. Do đó khiến bạn càng dễ mệt mỏi hơn. Sau khi thức đêm, tốt nhất nên uống hồng trà. Thông thường khoảng 4g lá trà có thể pha 1 ấm.
Với những người thường xuyên thức đêm trong thời gian dài, có thể lấy tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10g dùng làm 1 liều/ngày đun nước uống liên tục. Cách này có thể mang lại công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt nhọc, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi cảm thấy quá mệt, không thể thức đêm, nên nghỉ ngơi nửa giờ, hoặc cứ cách nửa giờ làm động tác hít thở sâu. Cách này không chỉ giúp tăng cường lượng oxy cho não, mà còn đuổi cảm giác buồn ngủ, giúp trí não duy trì trạng thái tỉnh táo.
Ăn nhiều hoa quả để bảo vệ mắt
Việc làm thêm vào buổi tối thường dẫn tới việc mắt bị sử dụng quá độ, khiến mắt bị đau mỏi, khô, sưng phù…,dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực tạm thời.
Khi phải thức đêm, tốt nhất nên làm việc 45 phút lại nghỉ ngơi 10 phút, làm các động tác bảo vệ mắt. Đồng thời, bạn nên ăn các loại rau quả có màu vàng cam chứa hàm lượng vitamin A phong phú như xoài, cam, cà rốt… để tăng khả năng thích ứng với ánh sáng vào buổi đêm, và ngăn ngừa chứng mệt mỏi thị giác.
Theo các chuyên gia, dâu tây đặc biệt thích hợp cho việc ăn đêm. Bởi ngoài tác dụng bảo vệ mắt, chất chống oxy hoá trong dâu tây còn giúp tinh thần tỉnh táo, ngăn ngừa mệt mỏi.
Đừng quên ngủ trưa
Cách bồi bổ cho cơ thể sau thức đêm tốt nhất là giấc ngủ. Ngoài giấc ngủ thông thường vào buổi đêm, bạn còn cần cả giấc ngủ trưa. Thông thường, thanh niên mất 2-3 ngày, và người từ 40 tuổi trở lên mất khoảng 5 ngày để cơ thể có thể hoàn toàn hồi phục sau 1 đêm không được ngủ trọn vẹn.
Cà phê tuy có tác dụng làm tỉnh táo trí não nhưng cũng dễ gây mất ngủ, ngoài ra còn làm tiêu hao lượng vitamin nhóm B trong cơ thể. Do đó khiến bạn càng dễ mệt mỏi hơn. Sau khi thức đêm, tốt nhất nên uống hồng trà. Thông thường khoảng 4g lá trà có thể pha 1 ấm.
Với những người thường xuyên thức đêm trong thời gian dài, có thể lấy tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10g dùng làm 1 liều/ngày đun nước uống liên tục. Cách này có thể mang lại công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt nhọc, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi cảm thấy quá mệt, không thể thức đêm, nên nghỉ ngơi nửa giờ, hoặc cứ cách nửa giờ làm động tác hít thở sâu. Cách này không chỉ giúp tăng cường lượng oxy cho não, mà còn đuổi cảm giác buồn ngủ, giúp trí não duy trì trạng thái tỉnh táo.
Việc làm thêm vào buổi tối thường dẫn tới việc mắt bị sử dụng quá độ, khiến mắt bị đau mỏi, khô, sưng phù…,dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực tạm thời.
Khi phải thức đêm, tốt nhất nên làm việc 45 phút lại nghỉ ngơi 10 phút, làm các động tác bảo vệ mắt. Đồng thời, bạn nên ăn các loại rau quả có màu vàng cam chứa hàm lượng vitamin A phong phú như xoài, cam, cà rốt… để tăng khả năng thích ứng với ánh sáng vào buổi đêm, và ngăn ngừa chứng mệt mỏi thị giác.
Theo các chuyên gia, dâu tây đặc biệt thích hợp cho việc ăn đêm. Bởi ngoài tác dụng bảo vệ mắt, chất chống oxy hoá trong dâu tây còn giúp tinh thần tỉnh táo, ngăn ngừa mệt mỏi.
Đừng quên ngủ trưa
Cách bồi bổ cho cơ thể sau thức đêm tốt nhất là giấc ngủ. Ngoài giấc ngủ thông thường vào buổi đêm, bạn còn cần cả giấc ngủ trưa. Thông thường, thanh niên mất 2-3 ngày, và người từ 40 tuổi trở lên mất khoảng 5 ngày để cơ thể có thể hoàn toàn hồi phục sau 1 đêm không được ngủ trọn vẹn.