Bộ tộc kỳ lạ: Nơi phụ nữ phải tự làm xấu mình để bảo vệ bản thân
Bộ tộc Apatani có một nét văn hóa kỳ lạ khi phụ nữ sử dụng trang sức không phải để tô điểm vẻ đẹp, mà là để tự làm mình xấu đi.
Năm 2014, Cảnh quan Văn hóa Apatani nằm trong danh sách đề cử cho Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Họ là một nhóm người lớn ở phía Đông Himalaya và nổi tiếng vì bản sắc phong phú hay sự tinh tế với các thiết kế bằng mây tre đan, cũng như nhiều lễ hội đặc trưng.
Tới nay, người Apatani vẫn tự hào giữ được bản sắc của mình, dù có chút thay đổi cho phù hợp hơn với thời đại.
Đôi nét về bộ tộc Apatani
Bộ tộc Apatani còn được gọi với tên Tanw hoặc Tanii là một nhóm sắc dân gốc Hoa-Tạng cư trú tại thung lũng Ziro ở Ấn Độ và miền Nam Tây Tạng. Họ có thể nói ngôn ngữ riêng, tiếng Hindi hay cả tiếng Anh,
Họ cũng có tôn giáo đa dạng, với bộ phận theo Công giáo, Shaman giáo hoặc tín ngưỡng thờ cúng địa phương. Người Apatani tin vào thần Abotani - người sáng lập của bộ tộc, và sẽ hiến tế gia súc, gia cầm cầu bình an, hoặc để mong thần xá tội khi có chuyện không hay xảy ra.
Các lễ hội truyền thống
Người Apatani nổi tiếng với các lễ hội công phu, đặc biệt là Myoko - được tổ chức để vinh danh tình hữu nghị, thịnh vượng, diễn ra giữa 3 cộng đồng: Hari Bulla, Diibo-Hija và Hong. Trong lễ hội Myoko, phụ nữ từ sẽ đổ bia gạo với bột lên lợn khi đọc lời cầu nguyện và thần chú thiêng liêng. Sau đó, chủ nhân của những con lợn dâng chúng làm vật cúng tế. Lễ hội thường tổ chức vào tháng Ba, kéo dài suốt một tuần trăng.
Họ cũng có lễ hội nông nghiệp Dree để dâng lời cầu nguyện cho 4 vị thần; Metii, Tamu, Danyi và Harniang. Dree thường diễn ra vào tháng Bảy, kéo dài khoảng 3 ngày. Trong 3 ngày đó, họ sẽ tập trung thờ phụng để cầu cho một vụ mùa tươi tốt, may mắn.
Phong tục "tự làm xấu mình"
Đàn ông Apatani thường để tóc dài và thắt trước trán. Họ đeo một chiếc nhẫn dệt từ mây tên là Tarin, được làm bằng loại cây đặc biệt - Taer yasso. Trang sức này cũng là vật bất ly thân với các thầy cúng.
Trái với đa phần các nơi trên thế giới, phụ nữ Apatani phải tự làm xấu bản thân mình đi. Theo tương truyền, vì quá xinh đẹp nên họ thường xuyên bị những bộ tộc lân cận bắt cóc.
Để giải quyết vấn nạn đó, những già làng đã nghĩ ra một cách độc đáo. Họ quyết định "dìm hàng" các cô gái trong bộ tộc bằng việc cho đeo bịt mũi và xăm đen lên mặt. Nghi lễ này thường được thực hiện vào kỳ kinh đầu tiên của mỗi thiếu nữ.
Ban đầu, biện pháp này được sử dụng để bảo vệ họ khỏi đàn ông của các bộ tộc khác. Tuy nhiên, qua thời gian nó trở thành một truyền thống văn hóa mà người Apatani kiên trì gìn giữ, cho tới khi tục lệ bị chính quyền cấm vào những năm 70 thế kỷ trước.
Ngày nay, người ta chỉ còn thấy phụ nữ lớn tuổi bịt mũi và xăm hình, nhưng họ bảo tồn di sản văn hóa, tín ngưỡng của mình bằng cách truyền miệng cũng như vẫn giữ gìn những lễ hội cổ xưa.
Với dân số khoảng 40.000 và là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất Đông Himalaya, người Apatani có tài trồng trọt, săn bắn. Họ cũng sở hữu hệ thống nông nghiệp đặc biệt, có thể tự cung tự cấp mà không cần gia súc hay máy móc, cùng với đó là khả năng bảo vệ hệ sinh thái tuyệt vời.
Nguồn: HOY