Bộ sưu tập đồ bao cấp của anh "đồng nát" đánh thức quá khứ
Mới đây, tại Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức đã mở triển lãm các kỷ vật thời bao cấp. Ít ai biết rằng, đằng sau ông là một người “nghiện” sưu tầm những món đồ đặc biệt này.
Ông “đồng nát” say đồ bao cấp
Gặp họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, vừa hỏi về triển lãm đồ bao cấp, ông cười cười, chỉ vào một người bạn mà giới thiệu: “Bạn phải hỏi ông ‘đồng nát’ này mới ra chuyện.” Ông “đồng nát” mà họa sĩ giới thiệu là anh Đỗ Cao Bình, một người gần 20 năm say sưa sưu tầm đồ bao cấp.
Anh Cao Bình (trái) và họa sĩ Mạnh Đức (phải).
Người đàn ông trông có vẻ lạc thời nói chuyện rất mộc ấy chia sẻ, anh từng gia nhập quân ngũ những năm 1980 – 1981 và trở thành “đồng nát” từ những năm 90. “Đồng nát” là cách nói hóm hỉnh của anh và bạn bè, chứ thực ra, đó là lúc anh bắt đầu công việc sưu tầm đồ bao cấp. Anh đã đi khắp thị xã Sơn Tây quê hương anh, rồi lên Phú Thọ, Tuyên Quang, ngược về Bắc Ninh, có khi ra cả Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An… đến những làng xa xôi nhất, sục sạo vào từng ngõ ngách để tìm đồ vật thời bao cấp.
Những món đồ thời bao cấp được họa sĩ Mạnh Đức trưng bày trong triển lãm phần lớn do anh Cao Bình sưu tầm được.
Từ chiếc quạt cũ kỹ...
...cái cặp lồng cơm...
...chiếc phích hoa hải đường của Trung Quốc ...
...cho đến chiếc đèn dầu. Những đồ vật bé nhỏ, giản dị nhưng gợi nhớ ký ức một thời.
Mỗi món đồ anh thu gom được đều mang theo những câu chuyện, ký ức của người từng gắn bó với nó. Anh tâm sự: “Tôi vui khi mua được những chiếc giường, tủ li, những cái áo trấn thủ, ca nhôm, bình tông… nhưng cũng chạnh lòng khi thấy phần nhiều chúng đã bị xếp xó. Đấy là những nhà mà các cụ thuộc thế hệ trước đã nằm xuống, các con cháu cũng muốn thay đi sự cũ kỹ, nhưng vì lẽ nào đó, chưa nỡ bỏ đồ cũ đi”.
“Những nhà còn các cụ thì lắm chuyện hay, nhưng không phải lúc nào cũng ‘dụ’ được để mua đồ. Như cái chăn con công tôi mua của một gia đình ở Cẩm Khê, Phú Thọ chẳng hạn, nhà người ta còn hai chiếc, tôi năn nỉ mãi thì họ để lại cho một. Cái chăn ấy cũng ngót hơn 30 năm rồi. Bà cụ nhà ấy thấy có người quan tâm đến mấy thứ cũ kỹ nhà mình thì thích lắm, lôi trong buồng ra khoe mấy cái gối cũ cũng từng ấy năm tuổi, lớp vải bọc sa-tanh trắng đã ngà, chữ hạnh phúc màu đỏ thêu bên trên đã sờn mòn. Ngửi cái gối sực mùi quá khứ, lại được nghe bà cụ miệng bỏm bẻm nhai trầu, chậm rãi kể những kỷ niệm thời ông với bà lấy nhau, ai là người thêu tặng, mách tội con cháu dọa vứt của bà nhiều lần… tôi mê tít. Ai ngờ, nói xong chuyện bà cụ… cầm lại chiếc gối cất đi, kiên quyết không bán”.
Chiếc chăn con công này đã hơn 30 "tuổi".
Chiếc mũ cối (góc trên bên trái) là di vật của một người lính. Cùng với bức ảnh Bác Hồ, áo trấn thủ, thắt lưng bộ đội, hộp sơ cứu..., không gian riêng tư của người lính được gọi về.
Những chiếc đồng hồ cũ chẳng lấy gì làm sang trọng ...
Mũ rơm và áp phích gợi nhắc thời gian khổ mà oanh liệt đã qua.
“Có khi tôi cũng vớ được một món hiếm từ những người buôn đồng nát, nhưng ít lắm. Chắc người ta vứt hay đốt bỏ rồi. Còn những người đã giữ gìn những thứ giấy tờ đó, họ coi đó như bảo vật, thuyết phục họ bán chúng chẳng khác nào yêu cầu họ cắt lìa một phần cơ thể vậy. Tôi nhớ có hai quyển nhật ký đoàn viên và nhật ký chiến tranh mua được ở Phú Thọ mà tôi phải lộn đi lộn lại 5 – 7 lần, cuối cùng còn được người ta bán thêm cả chồng giấy tờ và ít gối cũ nữa. Nhưng cũng những món cực kỳ hiếm như tờ tranh cổ động chẳng hạn, có lúc trả 200 – 300 USD/tờ mà người ta còn không bán cho” – anh Bình kể.
“Thời bao cấp trong tôi trong sáng và bình lặng”
Cái sự “phải lòng” đồ bao cấp của anh không ít lần bị thiên hạ bảo “lão này bị chập cheng”. Có những đêm, đang nằm, anh bật phắt dậy đọc một tờ báo cũ hay giở nhật ký thu thập được ngồi đọc đến sáng. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức nói về bạn mình: “Tôi tin chẳng có ai say đồ bao cấp như ông này. Ông ấy cứ như quyển từ điển về thời đại đó. Nhà ông ấy thì chẳng khác gì một vựa đồng nát.”
Không chỉ mê đồ bao cấp, anh Bình như thể bị “mắc kẹt” với thời đại này. Khi người bạn giới thiệu “ông Bình không biết đi xe máy”, anh gãi gãi đầu cười hồn nhiên: “tôi toàn bắt ô tô đi khắp nơi, cần đi đâu gần gần thì có người chở, lo gì”. Những từ ngữ anh dùng, dù không cố tình, cũng là những từ cổ như “số dây thép” (số điện thoại), “biên thư” (viết thư)…
Anh Bình say sưa kiếm tìm đồ bao cấp, từ những chiếc tủ gương hai buồng ...
...hay đèn dầu Hoa Kỳ, vỏ đạn rỉ ngoèn, cả cái vạt giường cũ.
Nhưng đam mê ấy chẳng phải không có nguyên cớ. Anh Bình chia sẻ: “Những
vật dụng thời bao cấp gợi lại trong tôi cảm giác cực kỳ khó tả.
Tôi vẫn nhớ như in hồi 6 – 7 tuổi đi đặt gạch, có khi là dép tổ ong, cái
nón, cái chậu để 'xí chỗ' xếp hàng mua vài bìa đậu. Mà rất lạ, thời ấy
người ta tôn trọng cái trật tự xếp hàng lắm, không ai hất gạch của người
khác ra cả mà cứ tuần tự nối đuôi theo thôi. Thời bao cấp là một thời
kỳ thô ráp, thời kỳ có thể nói là gian khó nhất của dân tộc, nhưng nó có
vẻ đẹp riêng. Đồ đạc thời bao cấp cho thấy con người thời đó sống bằng ý
chí, bằng sự nỗ lực trong gian khó. Món đồ nào cũng rất ‘kiệm’. Với
tôi, thời bao cấp là thời bình lặng và trong sáng”.
Nhiều người không sống ở thời bao cấp thích thú với triển lãm.
"Điều quan trọng nhất cần học thời bao cấp không phải là cái kiệm mà là tinh thần vươn lên".
Họa sĩ Mạnh Đức hy vọng, giới trẻ có cảm tình nhưng không đắm chìm vào ký ức thời bao cấp.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức chia sẻ: “Điều tôi hy vọng mọi người, nhất là giới trẻ khi nhìn ngắm những món đồ của thời bao cấp là nhìn thấy tinh thần của nó: dù cuộc sống có khắc nghiệt, o bế nhường nào, con người vẫn có như cầu về thẩm mỹ, làm đẹp cho bản thân và cho cuộc đời. Nếu có gì cần phải học hỏi, đó chính là tinh thần đó, nhìn vào để biết chúng ta đã bắt đầu từ đâu và cần đi đến đâu. Chưa đến 30 năm, đất nước đã thay da đổi thịt đến chóng mặt, và đó không phải nhờ tinh thần tự bằng lòng mà chính là lực đẩy của sự thay đổi. Thế hệ nào cũng cần một lực đẩy như vậy” – họa sĩ trầm ngâm kết luận.
Gặp họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, vừa hỏi về triển lãm đồ bao cấp, ông cười cười, chỉ vào một người bạn mà giới thiệu: “Bạn phải hỏi ông ‘đồng nát’ này mới ra chuyện.” Ông “đồng nát” mà họa sĩ giới thiệu là anh Đỗ Cao Bình, một người gần 20 năm say sưa sưu tầm đồ bao cấp.
Anh Cao Bình (trái) và họa sĩ Mạnh Đức (phải).
Những món đồ thời bao cấp được họa sĩ Mạnh Đức trưng bày trong triển lãm phần lớn do anh Cao Bình sưu tầm được.
Từ chiếc quạt cũ kỹ...
...cái cặp lồng cơm...
...chiếc phích hoa hải đường của Trung Quốc ...
...cho đến chiếc đèn dầu. Những đồ vật bé nhỏ, giản dị nhưng gợi nhớ ký ức một thời.
Chiếc chăn con công này đã hơn 30 "tuổi".
Anh Bình chia sẻ, trong quá trình thu gom đồ bao cấp, không ít lần anh
mua cả đồ của người đã khuất, như chiếc mũ cối được trưng bày trong
triển lãm của họa sĩ Mạnh Đức chẳng hạn. Đó là mũ cối “xịn”, được gia
đình tìm thấy trong mộ phần một chiến sĩ ở miền Trung. Giọng trầm xuống,
anh kể: “Khi nhìn thấy chiếc mũ cối
bị mối ăn hết cả vành và chung quanh đế, nhưng lớp vải bọc
và ngôi sao thì còn nguyên, tôi biết ngay là đồ 'đào' (đồ dưới mộ người
đã khuất) chứ không phải đồ 'vớt' (đồ trôi nổi trên thị trường), nhưng
tôi không sợ. Ai chẳng phải có lúc chết. Người nhà cũng thật thà kể, họ
tìm thấy mũ trong mộ, bên dưới là súng AK, nhưng súng đã rỉ quá rồi,
không thì họ cũng đem về để lại cho tôi”.
Chiếc mũ cối (góc trên bên trái) là di vật của một người lính. Cùng với bức ảnh Bác Hồ, áo trấn thủ, thắt lưng bộ đội, hộp sơ cứu..., không gian riêng tư của người lính được gọi về.
Những chiếc đồng hồ cũ chẳng lấy gì làm sang trọng ...
...nhưng lại là đam mê của anh Bình.
Với anh Bình, thách thức lớn nhất trong chuyện sưu tầm đồ bao cấp là tìm được những món đồ bằng giấy như pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, thư từ, nhật ký, sách truyện có ghi chú, vì chúng thường quá “già”, có khi tuổi đời lên đến 30 – 40 năm, mà giấy tờ là những thứ dễ bị tiêu hủy nhất. Tem phiếu, hộ khẩu, sổ gạo, vở học sinh, phiếu ăn, bao thuốc lá, hộp chè… là gần như không kiếm được, vì chúng dễ bị coi là vụn vặt, dễ bị đóng thùng cùng những giấy lộn khác để cây ký bán đồng nát. Khó tìm và khó mua nhất có lẽ là chân dung người đã khuất. Anh khoe mình còn gom được cả những bức thư, dòng nhật ký viết sai chính tả, chẳng chấm phẩy gì, nhưng đọc thì xúc động vô cùng vì thời ấy người ta sống đẹp quá, giản dị quá. Mũ rơm và áp phích gợi nhắc thời gian khổ mà oanh liệt đã qua.
“Thời bao cấp trong tôi trong sáng và bình lặng”
Cái sự “phải lòng” đồ bao cấp của anh không ít lần bị thiên hạ bảo “lão này bị chập cheng”. Có những đêm, đang nằm, anh bật phắt dậy đọc một tờ báo cũ hay giở nhật ký thu thập được ngồi đọc đến sáng. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức nói về bạn mình: “Tôi tin chẳng có ai say đồ bao cấp như ông này. Ông ấy cứ như quyển từ điển về thời đại đó. Nhà ông ấy thì chẳng khác gì một vựa đồng nát.”
Không chỉ mê đồ bao cấp, anh Bình như thể bị “mắc kẹt” với thời đại này. Khi người bạn giới thiệu “ông Bình không biết đi xe máy”, anh gãi gãi đầu cười hồn nhiên: “tôi toàn bắt ô tô đi khắp nơi, cần đi đâu gần gần thì có người chở, lo gì”. Những từ ngữ anh dùng, dù không cố tình, cũng là những từ cổ như “số dây thép” (số điện thoại), “biên thư” (viết thư)…
Anh Bình say sưa kiếm tìm đồ bao cấp, từ những chiếc tủ gương hai buồng ...
...đến cái quạt con cóc...
...hay đèn dầu Hoa Kỳ, vỏ đạn rỉ ngoèn, cả cái vạt giường cũ.
Những thư từ, giấy khen, nhật ký của thời cũ luôn khiến anh xúc động.
Người bạn của ông “đồng nát” Đỗ Cao Bình, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức đã tiếp sức cho đam mê của bạn mình đến với công chúng. Anh cho hay, ý tưởng hình thành triển lãm đến rất nhanh, và từ khi lên kế hoạch đến lúc thực hiện chỉ trong hai tuần. Nhiều người không sống ở thời bao cấp thích thú với triển lãm.
"Điều quan trọng nhất cần học thời bao cấp không phải là cái kiệm mà là tinh thần vươn lên".
Họa sĩ Mạnh Đức hy vọng, giới trẻ có cảm tình nhưng không đắm chìm vào ký ức thời bao cấp.