Bố chồng đỏ mặt vì con dâu tồ
Vào tắm mà quên mang theo quần áo, Vy không ngại ngần gọi với ra ngoài, nơi bố chồng đang ngồi đọc báo: "Bố ơi lấy hộ con bộ đồ treo trên móc với".
Ngày đón nàng dâu cả về nhà, ông bà Dần (phố Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội) vui mừng ra mặt, nhất là khi ai nấy đều khen Vy vừa đẹp vừa ngoan, tính nết thật thà, dễ gần. Nhưng khi sống chung, lắm khi họ phải dở khóc dở cười vì sự thật thà, hồn nhiên đến mức... tồ của cô.
Đứng trong nhà tắm, nhờ bố chồng lấy hộ áo quần
Nhà tập thể nên phần lớn không gian là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Bất tiện nhưng Vy không phàn nàn gì. Nhà có bố chồng chưa đến mức già lão và cậu em chồng ngoài 20 tuổi nhưng cô vẫn hồn nhiên diện áo hai dây, quần short ngắn hết cỡ. Thậm chí có chủ nhật, cô diện luôn cả bộ váy ngủ mỏng tang ra ăn sáng cùng cả nhà, khiến cánh nam giới chỉ cắm cúi ăn mà chẳng dám ngẩng mặt lên chuyện trò.
Trong cái toilet duy nhất, Vy giăng ngang dọc đủ thứ "phụ tùng" của phụ nữ. Bố chồng vào nhà vệ sinh đã nhiều lần phải đỏ mặt vì mấy cái quần chíp và áo lót nàng dâu tắm xong chưa giặt treo lủng lẳng trên mắc áo.
Nhưng ông choáng nhất là có lần ông đang ngồi đọc báo ngoài phòng khách thì con dâu gọi với ra từ phòng tắm: "Bố ơi, bố lấy hộ con bộ quần áo treo trên móc với". Nhà chẳng có ai, ông Dần còn đang lúng túng không biết làm thế nào thì may bà Dần về ngoài cửa. Ông giao ngay cái “nhiệm vụ cao cả” ấy cho bà và tự thấy hú vía, vì ông không biết phải đưa quần áo cho nàng dâu đang tắm bằng cách nào.
Sau lần ấy, bà Dần phải gọi con dâu vào nói chuyện để “rút kinh nghiệm” nhưng Vy bảo: “Như thế tình cảm bố con càng thân mật chứ sao ạ. Là con dâu nhưng con muốn giống như con gái của bố mẹ". Trước lý luận hùng hồn và "đầy tình cảm" của con dâu, mẹ chồng cũng không biết nói sao.
Vừa cho con bú vừa xem các cụ đánh cờ
Tuyết, con dâu ông bà Quế ở Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) sống ở Thủ đô đã hơn chục năm nhưng mọi sinh hoạt vẫn giữ nếp quê. Ngoài tính mộc mạc, chân chất đáng quý, cô cũng giữ nguyên cả cái tính hồn nhiên quá mức ở mọi nơi, mọi lúc.
Đang nuôi con nhỏ, Tuyết có thể vạch áo cho con bú ở bất cứ chỗ nào. Nhiều lần, cả nhà đang ăn cơm thì đứa bé khóc, thế là Tuyết vạch luôn áo cho nó “ti” để dỗ nín. Những người khác cho con bú khi có mặt người khác thường chỉ mở một hai cúc áo để giữ sự kín đáo, còn Tuyết thì mở cả loạt, cho thằng bé bú một bên, nghịch một bên. Mỗi lần như vậy, ông bố chồng đều phải tìm cách tránh mặt ra chỗ khác.
Trước cửa nhà có một cái sân tập thể, nơi đám thanh niên và mấy bác về hưu thường tụ tập chơi cầu lông, đánh cờ vào buổi chiều. Tuyết cũng bế con ra ngồi vừa xem các cụ đánh cờ vừa... cho con bú. Và tất nhiên cô vẫn thản nhiên vạch áo hết cỡ mà không ngại ngần. Các "bô lão" ngượng quá nên một lúc sau “rút” về hết. Chứng kiến cảnh đó, bà Quế nhắc nhở thì Tuyết bảo: “Ôi dào, mẹ cứ cầu kỳ quá, gái còn tân thì mới phải giấu giấu giếm giếm, chứ gái sề như con ai thèm ngắm nữa mà phải che với đậy”.
Hôm vừa rồi, bố chồng có bạn đến chơi nhưng Tuyết vẫn ngồi vắt chân trên ghế ở phòng khách chứ không chịu nhường chỗ vì đang xem dở một bộ phim hay. Thỉnh thoảng, cô còn “trèo” cả vào câu chuyện giữa bố chồng và khách. Mấy lần ông Quế nói bóng gió Tuyết vẫn không hiểu ý để đi vào nhà trong, khiến ông vừa xấu hổ với khách vừa bực vì cô con dâu vô duyên “hết thuốc chữa” nhà mình.
Đứng trong nhà tắm, nhờ bố chồng lấy hộ áo quần
Nhà tập thể nên phần lớn không gian là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Bất tiện nhưng Vy không phàn nàn gì. Nhà có bố chồng chưa đến mức già lão và cậu em chồng ngoài 20 tuổi nhưng cô vẫn hồn nhiên diện áo hai dây, quần short ngắn hết cỡ. Thậm chí có chủ nhật, cô diện luôn cả bộ váy ngủ mỏng tang ra ăn sáng cùng cả nhà, khiến cánh nam giới chỉ cắm cúi ăn mà chẳng dám ngẩng mặt lên chuyện trò.
Trong cái toilet duy nhất, Vy giăng ngang dọc đủ thứ "phụ tùng" của phụ nữ. Bố chồng vào nhà vệ sinh đã nhiều lần phải đỏ mặt vì mấy cái quần chíp và áo lót nàng dâu tắm xong chưa giặt treo lủng lẳng trên mắc áo.
Nhưng ông choáng nhất là có lần ông đang ngồi đọc báo ngoài phòng khách thì con dâu gọi với ra từ phòng tắm: "Bố ơi, bố lấy hộ con bộ quần áo treo trên móc với". Nhà chẳng có ai, ông Dần còn đang lúng túng không biết làm thế nào thì may bà Dần về ngoài cửa. Ông giao ngay cái “nhiệm vụ cao cả” ấy cho bà và tự thấy hú vía, vì ông không biết phải đưa quần áo cho nàng dâu đang tắm bằng cách nào.
Ngoài cái "tội tồ" ra thì Vy vẫn được nhà chồng quý vì tính hòa đồng, dễ gần. Ảnh minh họa: Inmagine |
Sau lần ấy, bà Dần phải gọi con dâu vào nói chuyện để “rút kinh nghiệm” nhưng Vy bảo: “Như thế tình cảm bố con càng thân mật chứ sao ạ. Là con dâu nhưng con muốn giống như con gái của bố mẹ". Trước lý luận hùng hồn và "đầy tình cảm" của con dâu, mẹ chồng cũng không biết nói sao.
Vừa cho con bú vừa xem các cụ đánh cờ
Tuyết, con dâu ông bà Quế ở Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) sống ở Thủ đô đã hơn chục năm nhưng mọi sinh hoạt vẫn giữ nếp quê. Ngoài tính mộc mạc, chân chất đáng quý, cô cũng giữ nguyên cả cái tính hồn nhiên quá mức ở mọi nơi, mọi lúc.
Đang nuôi con nhỏ, Tuyết có thể vạch áo cho con bú ở bất cứ chỗ nào. Nhiều lần, cả nhà đang ăn cơm thì đứa bé khóc, thế là Tuyết vạch luôn áo cho nó “ti” để dỗ nín. Những người khác cho con bú khi có mặt người khác thường chỉ mở một hai cúc áo để giữ sự kín đáo, còn Tuyết thì mở cả loạt, cho thằng bé bú một bên, nghịch một bên. Mỗi lần như vậy, ông bố chồng đều phải tìm cách tránh mặt ra chỗ khác.
Trước cửa nhà có một cái sân tập thể, nơi đám thanh niên và mấy bác về hưu thường tụ tập chơi cầu lông, đánh cờ vào buổi chiều. Tuyết cũng bế con ra ngồi vừa xem các cụ đánh cờ vừa... cho con bú. Và tất nhiên cô vẫn thản nhiên vạch áo hết cỡ mà không ngại ngần. Các "bô lão" ngượng quá nên một lúc sau “rút” về hết. Chứng kiến cảnh đó, bà Quế nhắc nhở thì Tuyết bảo: “Ôi dào, mẹ cứ cầu kỳ quá, gái còn tân thì mới phải giấu giấu giếm giếm, chứ gái sề như con ai thèm ngắm nữa mà phải che với đậy”.
Hôm vừa rồi, bố chồng có bạn đến chơi nhưng Tuyết vẫn ngồi vắt chân trên ghế ở phòng khách chứ không chịu nhường chỗ vì đang xem dở một bộ phim hay. Thỉnh thoảng, cô còn “trèo” cả vào câu chuyện giữa bố chồng và khách. Mấy lần ông Quế nói bóng gió Tuyết vẫn không hiểu ý để đi vào nhà trong, khiến ông vừa xấu hổ với khách vừa bực vì cô con dâu vô duyên “hết thuốc chữa” nhà mình.
Sống chung với… dâu tồ
Các nàng dâu “tồ” này ngoài việc làm cho người nhà lắm phen dở khóc dở cười ra thì thường là người tính cách đơn giản, suy nghĩ mộc mạc, nhân hậu nên vẫn được gia đình chồng bỏ qua và cố gắng chấp nhận tính cách của họ. Giống như nhà bà Dần, sau rất nhiều công sức giảng giải, dạy dỗ nàng dâu mà vẫn không cải thiện được tình hình, ông bà đành xác định sống chung với… dâu tồ và thống nhất quan điểm “thôi nó không giữ ý với mình thì mình giữ ý với nó", nghĩa là những lúc nàng dâu thể hiện sự “vô tư” thái quá, người nhà đành quay mặt đi.
Bà Dần bảo: “Dạy bảo nhiều lắm nhưng đâu vẫn đóng đấy, nó có chịu để ý để tứ gì đâu. Được cái nó tốt tính, bảo gì cũng vâng, không để bụng, giận dỗi ai bao giờ. Thôi tồ thế còn hơn con dâu đanh đá, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ".
Bà kể có đợt ông Dần bị ốm nặng phải nằm viện hơn một tháng, bà vào chăm ông rồi cũng ốm theo, thế là cô con dâu không ngần ngại thay bà vào viện chăm sóc bố chồng. Cô dìu ông đi vệ sinh, tắm táp, thay quần áo, đổ bô… không chút nề hà. Bà Dần tự nhủ, một đứa con dâu không tồ chắc chẳng bao giờ chịu làm những việc ấy.
Còn ông Quế tâm sự: “Nhiều lúc cũng tức lắm vì nó chả biết ý tứ gì, nhưng chả lẽ lại bắt con trai bỏ vợ chỉ vì nó tồ. Thôi đành coi như trong nhà có thêm một đứa trẻ con to đầu chứ biết làm sao”.
Các nàng dâu “tồ” này ngoài việc làm cho người nhà lắm phen dở khóc dở cười ra thì thường là người tính cách đơn giản, suy nghĩ mộc mạc, nhân hậu nên vẫn được gia đình chồng bỏ qua và cố gắng chấp nhận tính cách của họ. Giống như nhà bà Dần, sau rất nhiều công sức giảng giải, dạy dỗ nàng dâu mà vẫn không cải thiện được tình hình, ông bà đành xác định sống chung với… dâu tồ và thống nhất quan điểm “thôi nó không giữ ý với mình thì mình giữ ý với nó", nghĩa là những lúc nàng dâu thể hiện sự “vô tư” thái quá, người nhà đành quay mặt đi.
Bà Dần bảo: “Dạy bảo nhiều lắm nhưng đâu vẫn đóng đấy, nó có chịu để ý để tứ gì đâu. Được cái nó tốt tính, bảo gì cũng vâng, không để bụng, giận dỗi ai bao giờ. Thôi tồ thế còn hơn con dâu đanh đá, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ".
Bà kể có đợt ông Dần bị ốm nặng phải nằm viện hơn một tháng, bà vào chăm ông rồi cũng ốm theo, thế là cô con dâu không ngần ngại thay bà vào viện chăm sóc bố chồng. Cô dìu ông đi vệ sinh, tắm táp, thay quần áo, đổ bô… không chút nề hà. Bà Dần tự nhủ, một đứa con dâu không tồ chắc chẳng bao giờ chịu làm những việc ấy.
Còn ông Quế tâm sự: “Nhiều lúc cũng tức lắm vì nó chả biết ý tứ gì, nhưng chả lẽ lại bắt con trai bỏ vợ chỉ vì nó tồ. Thôi đành coi như trong nhà có thêm một đứa trẻ con to đầu chứ biết làm sao”.
Theo Đất Việt