Blogger 38 tuổi qua đời vì ung thư: Bộ phận thường bị bỏ qua nhưng lại là "Vua trong thế giới ung thư"

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Ít người để ý khi khám sức khỏe định kỳ nhưng khi mắc bệnh ung thư ở bộ phận này, thời gian sống nhiều nhất 5 năm sau khi phát hiện chỉ chiếm 5%.

So sánh với tim, gan, lá lách, phổi và thận, tuyến tụy là một cơ quan dường như được ít người quan tâm. Nhiều người thậm chí có thể không biết tuyến tụy nằm ở đâu. Thế nhưng khi sự cố xảy ra, nó có thể dễ dàng dẫn đến những vấn đề lớn. Khi nhiều người cảm thấy không khỏe, đi khám ung thư tuyến tụy thì đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối.

Câu chuyện của người phụ nữ 38 tuổi dưới đây chính là lời cảnh báo cho mọi người. Lôi Lôi, 38 tuổi, là một blogger nổi tiếng trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Cô là người thích vẽ tranh, chụp ảnh, làm thơ, nấu ăn, luôn tìm nhiều cách chữa lành cơ thể và tâm trí. Cô truyền cảm hứng cho nhiều người bởi lối sống yêu đời, lành mạnh như vậy nhưng cuối cùng lại qua đời vì ung thư tuyến tụy ở tuổi còn rất trẻ.

Blogger bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy ở tuổi 35, qua đời sau 3 năm mắc bệnh

Vào năm 2020, Lôi Lôi phát hiện ra sự bất thường khi siêu âm trong lần khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ tiến hành chụp CT, chẩn đoán ung thư tuyến tụy ở giai đoạn cuối, thời gian sống có thể chỉ còn 3-6 tháng. Vì khối u đã được bao bọc trong mạch máu nên không thể tiến hành phẫu thuật ngay được. Bác sĩ chỉ có thể cho Lôi Lôi làm hóa trị trước, để xem sau này có cơ hội phẫu thuật hay không.

Vào sinh nhật thứ 35 của mình, Lôi Lôi trải qua đợt hóa trị đầu tiên. Hiệu quả đợt hóa trị đầu tiên của Lôi Lôi rất tốt, khối u co lại nhanh chóng. Bác sĩ nói với cô rằng đây thực sự là một phép màu.

Blogger 38 tuổi qua đời vì ung thư: Bộ phận thường bỏ qua khi thăm khám lại là "vùng đỏ" mắc bệnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Sau đó, bác sĩ và gia đình cô quyết định phẫu thuật cho Lôi Lôi để loại bỏ toàn bộ khối u đã teo lại sau quá trình hóa trị. Một ngày trước ca phẫu thuật, ngày 26 tháng 7 năm 2021, Lôi Lôi vẽ bức tranh ghi lại tâm trạng của mình trước ca phẫu thuật. Đó là nỗi lo lắng không biết kết quả sẽ ra sao và khao khát phép màu xảy ra lần nữa.

May mắn thay, ca phẫu thuật đã thành công. Trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, vẽ đã trở thành cách để Lôi Lôi ghi lại cuộc sống, cảm xúc và những thay đổi về thể chất của cô.

Khối u tái phát 1 năm sau phẫu thuật.

Lôi Lôi gần như đã từ bỏ hy vọng sống. Trong thời gian này, Lôi Lôi bị bệnh tật hành hạ, mất ngủ kéo dài và đau đớn không chịu nổi. Đầu năm 2024, Lôi Lôi bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt tại nhà, hôn mê và sốt cao. 

Sau khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ đã nỗ lực hết sức trong phòng cấp cứu. Nhưng cuối cùng, bác sĩ đã phải buông tay, thông báo với cả nhà: Lôi Lôi đã qua đời.

Blogger 38 tuổi qua đời vì ung thư: Bộ phận thường bỏ qua khi thăm khám lại là "vùng đỏ" mắc bệnh - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Ung thư tuyến tụy đang có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ 5%

BS Zhang Yu (Phó khoa Ung thư, Bệnh viện Chiết Giang, Trung Quốc) cho biết, ung thư tuyến tụy có tiên lượng xấu nhất trong số các khối u đường tiêu hóa. Nó khởi phát âm thầm, tiến triển bệnh nhanh, dễ tái phát và di căn cũng như thiếu thuốc hiệu quả. Vì vậy, nó được mệnh danh là "Vua trong thế giới ung thư".

BS Zhang Yu giải thích, tuyến tụy nằm giữa vùng bụng trên và vùng xương sườn bên trái của cơ thể con người, nằm ngang trên dạ dày, sau phúc mạc. Nó có hình dạng giống như một dải tuyến dài. Không giống như các cơ quan khác, tuyến tụy không được bao bọc và được tổ chức lỏng lẻo, nằm sát dạ dày, tá tràng, túi mật, đại tràng... Cho dù đó là phẫu thuật hay các phương pháp điều trị khác, việc điều trị tuyến tụy đều khó khăn hơn.

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy có các triệu chứng của cả đường tiêu hóa và hệ thống nội tiết như: Rối loạn tiết insulin và lượng đường trong máu không kiểm soát được. Nhiều bệnh nhân sẽ bị tiểu đường sau khi mắc bệnh tuyến tụy. 

Blogger 38 tuổi qua đời vì ung thư: Bộ phận thường bỏ qua khi thăm khám lại là "vùng đỏ" mắc bệnh - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Tuyến tụy không có khả năng tiết ra enzym tiêu hóa, khiến cơ thể không thể tiêu hóa được những thực phẩm giàu protein, nhiều chất béo. Điều này dẫn tình trạng tích tụ dịch bụng và cổ chướng nặng, giảm cân nhanh. Thậm chí, khi bệnh tiến triển có thể xâm lấn vào khoang bụng và phúc mạc, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

"Trước đây, mọi người có thể cho rằng ung thư tuyến tụy xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Từ góc độ lâm sàng, ung thư tuyến tụy cho thấy xu hướng trẻ hóa trong 2 năm qua", vị bác sĩ cho hay. 

Ung thư tuyến tụy ở người trẻ có liên quan đến hút thuốc, béo phì, tiền sử các bệnh mãn tính về gan, hệ thống mật, tuyến tụy, tiền sử gia đình và các yếu tố khác. Hiện nay, y học lâm sàng khó có thể giải thích chính xác nguyên nhân cụ thể của bệnh, khuyến cáo mọi người khi đi kiểm tra sức khỏe không được bỏ qua bộ phận này.

Những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tuyến tụy

1. Các triệu chứng khó tiêu như kém ăn, cảm thấy no, buồn nôn trong một tháng mà không cải thiện đáng kể

2. Trong vòng 3 tháng có hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân

3. Gia đình không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nhưng lượng đường huyết tăng đột ngột, từ bình thường lên cao hoặc không ổn định

4. Tiếng vang bất thường trong siêu âm

BS Zhang Yu cho biết, rất nhiều trường hợp có dấu hiệu này từ các ca ung thư mà ông tiếp nhận trong những năm gần đây. Khi xem xét bệnh sử, một số bệnh nhân phát hiện thấy tiếng vang siêu âm bất thường. 

"Tiếng vang trong siêu âm bất thường, mật độ không đồng đều thì cần cảnh giác ung thư tuyến tụy", BS Zhang Yu cho hay.

Chia sẻ