Bí quyết vàng bảo vệ da khỏi bắt nắng
Nghiên cứu mới cho thấy một số loại thực phẩm có sức mạnh bảo vệ làn da khỏi các thiệt hại do bức xạ tia cực tím gây ra.
Về mùa hè, cứ ra đường là thấy hầu hết chị em đều đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng, đeo kính mát kín mít. Đó là bởi chị em không muốn da mình bị bắt nắng.
Sức nóng của ánh nắng mặt trời rất có hại cho da, không những khiến da bắt nắng trở nên đen sạm, xám... mà còn có thể gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất nên chống nắng, giữ cho da không bị bắt nắng.
Mặc dù không thể thay thế cho kem chống nắng, những thực phẩm lành mạnh dưới đây lại có thể bảo vệ da từ bên trong, chống lại rám nắng, cháy nắng và các nếp nhăn.
2. Trà xanh
Trong trà xanh có chất chống oxy hóa gọi là EGCGs (Epigallocatechins). Trong số các tác dụng đối với sức khỏe, EGCGs ngăn cản những thiệt hại trong tế bào da khi tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời. Đại học Wisconsin đã nghiên cứu và chứng minh điều này là đúng.
3. Cà rốt
Cà rốt hoặc bất kỳ thực phẩm màu đỏ nào, trái cây màu vàng, và màu da cam khác đều chứa carotenoid. Carotenoid là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm cường độ cháy nắng và chống bị rám nắng.
4. Ớt đỏ
Cũng giống như cà rốt, ớt đỏ đặc biệt hữu ích trong việc giảm cường độ cháy và rám nắng, vì trong ớt cũng có tiền chất của vitamin A.
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt còn gọi là rau bina, cải xoăn có lá màu xanh sẫm là những loại thực phẩm hàng đầu chứa các chất chống oxy hóa, bao gồm lutein và zeaxanthin có công dụng hạn chế sự tăng trưởng tế bào xấu do tia UV từ ánh mặt trời gây ra.
6. Cá hồi
Loại cá này là một nguồn tuyệt vời của các chất béo có lợi và axit béo omega-3. Trong một nghiên cứu nhỏ ở nước Anh, dầu cá bảo vệ chống lại cháy nắng rất tốt, đồng thời còn làm thay đổi DNA, giảm nguy cơ ung thư.
7. Quả óc chó
Lưu ý: Với những người có làn da hay bắt nắng thì nên bôi kem chống nắng khi đi ra đường. Các loại kem chống nắng chỉ có tác dụng sau bôi 15-20 phút, sau 2 giờ phải bôi lại nếu bạn vẫn phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian nên sử dụng kem chống nắng trong ngày từ 9-15 giờ.
Nếu bị bắt nắng gây ra sạm da, viêm da thì phải đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu và điều trị theo đơn. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư da như: các nốt sần sùi ở vùng da hở (da mặt, cổ, mu bàn tay, cẳng tay...), các nốt này dễ chảy máu khi bong vảy hoặc chảy máu tự nhiên, thì nên đi khám chuyên khoa da liễu ngay để kịp thời phát hiện và điều trị.