Bí quyết chống hạ đường huyết

,
Chia sẻ

Nếu có 1 khoảng thời gian dài giữa 2 bữa ăn, đường huyết (glucose) sẽ giảm xuống mức thấp, làm bạn có cảm giác phải ăn ngay gì đó, chẳng hạn như 1 tách cà phê hay 1 thanh sô-cô-la.

Một trong những yêu cầu phổ biến nhất của những người bận rộn là luôn muốn cơ thể tràn đầy năng lượng cả ngày. Chìa khóa chính là mức được huyết mà cơ thể được cung cấp thường xuyên như một thứ năng lượng.

Đường huyết là gì?

Để năng lượng luôn ở “đỉnh cao” trong cả ngày dài làm việc, cơ thể đòi hỏi những thực phẩm dễ chuyển hóa và đúng đắn - đó chính là những thực phẩm tinh bột – đường dễ tiêu hóa (giàu đường glucose).
 


Khả năng của cơ thể trong việc điều chỉnh mức đường huyết rất quan trọng đối với sức khỏe, kiểm soát cân nặng và cảm xúc.

Insulin là hoóc-môn giúp kiểm soát mức đường huyết và phụ thuộc vào khoáng tố crom vốn đóng vai trò vận chuyển glucose vào các tế bào.

Các dinh dưỡng khác đóng vai trò hoạt hóa các enzym trong đường và chuyển dưỡng tinh bột là kẽm, magie, mangan và vitamin B6.

Làm thế nào biết cơ thể đang bị hạ đường huyết?

Sự thay đổi mức đường huyết, đặc biệt là hạ đường huyết có thể gây ra các biểu hiện như dễ cáu, gây hấn, buồn bã, hoa mày chóng mặt, khóc lóc, lo lắng, nhầm lẫn, đau đầu, tim đập nhanh, hay quên, khát nước, chuột rút và ít nhu cầu tình dục.

Sự thay đổi đường huyết này là do quá trình nạp thực phẩm (các loại thực phẩm tinh bột - đường), các loại chất lỏng (cafein, đồ uống có đường, chất cồn) vào cơ thể gây ra. Ngoài ra, lối sống (stress, hút thuốc, uống rượu và thuốc men) cũng có tác động.


Trong khi sự tăng giảm glucose máu là bình thường thì sự thay đổi thất thường của đường huyết trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng trên. Thông tin tốt là bạn có thể kiểm soát để cân bằng sức khỏe bằng cách lựa chọn một chế độ ăn và lối sống phù hợp.

Ngừng nạp năng lượng thất thường

Nếu có 1 khoảng thời gian dài giữa 2 bữa ăn, đường huyết (glucose) sẽ giảm xuống mức thấp, làm bạn có cảm giác phải ăn ngay gì đó, chẳng hạn như 1 tách cà phê hay 1 thanh sô-cô-la.

Khi glucose rơi xuống mức quá thấp, adrenaline ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết vào gan để sản xuất nhiều đường glucose nhằm điều chỉnh lại cho cân bằng. Cơ thể có thể sẽ rơi vào tình trạng có quá nhiều glucose trong máu, điều này có nghĩa tuyến tụy tiết nhiều insulin hơn để giảm mức glucose xuống khiến mức đường huyết trở nên thất thường.

Nếu tuyến tụy tiếp tục yêu cầu sản xuất thêm insulin, nó có thể bị quá tải và có thể không đáp ứng được nhu cầu. Vậy là các ấn đề sẽ phát sinh do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để “xử lý” glucose. Vậy là bệnh tiểu đường xuất hiện.

Bí quyết chống hạ đường huyết?

- Luôn có 1 bữa sáng chất lượng để cung cấp năng lượng cho 1 ngày. Lưu ý là hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả hay nước quả.

- Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 tiếng. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách ăn ít và thường xuyên nhấm nháp các loại snack mà mức độ hấp thụ đường giảm.

- Ăn các loại tinh bột - đường phức trong mỗi bữa ăn: bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…


- Ăn các loại quả ngọt có thể gây phá hoại hệ thống. Pha nước quả với nước theo tỉ 50/50. Nếu bạn phải uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì hãy uống sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.

- Luôn bổ sung các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân; ăn cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươoi với 1 nửa thìa hạt bí hay hạ hướng dương và một nửa quả bơ với 1 cái bánh lúa mạch, hạt hướng dương.

Theo Dân trí
Chia sẻ