Bi hài lý do nhà vệ sinh trường học mãi là “ác mộng” với học sinh

Quang Vũ,
Chia sẻ

Rất nhiều trường học đầu tư không ít kinh phí cho việc sửa chữa và tân trang nhà vệ sinh mỗi năm, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã trở lại tình trạng kém vệ sinh như cũ. Hãy cùng đi tìm sự thật cho câu chuyện không hồi kết này!

Nhà vệ sinh sửa mãi không sạch, trách nhiệm thuộc về ai?

Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 8/2018, trong số 188.000 nhà vệ sinh ở các cấp tiểu học, THCS, THPT công lập trên cả nước, chỉ có khoảng 67,3% nhà vệ sinh đang sử dụng tốt (riêng cấp tiểu học chỉ có 57,9% nhà vệ sinh sử dụng tốt, còn lại là bán kiên cố, tạm hoặc nhà vệ sinh nhờ mượn).

“Người lớn còn không chịu nổi, nói gì trẻ em” là nỗi bức xúc chung mà nhiều nhân vật công chúng chia sẻ khi trực tiếp trải nghiệm nhà vệ sinh tại trường tiểu học. Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2018 H’Hen Niê miêu tả, chỉ 30 giây trong nhà vệ sinh trường học đã làm cô thay đổi góc nhìn về giáo dục, sức khoẻ học đường. “Chúng ta chú trọng rất nhiều vào chương trình học, tranh cãi về “công nghệ giáo dục” và dinh dưỡng trường học. Nhưng điều cơ bản, ám ảnh học sinh nhất là nhà vệ sinh bẩn thì lại bị lơ là. Người lớn như Hen còn không chịu nổi thì thử hỏi các em học sinh làm sao có thể sử dụng mỗi ngày khi đến trường?”, H’Hen Niê thẳng thắn đặt câu hỏi.

Hoa hậu H’Hen Niê, MC Minh Trang… bức xúc về chất lượng nhà vệ sinh học đường

Cùng tâm trạng với H’Hen Niê, MC Minh Trang, đồng thời là một người mẹ bộc bạch, suốt 12 năm phổ thông, cô cũng có nhiều ký ức không “vui vẻ” gì khi sử dụng nhà vệ sinh tại trường: “Cứ nghĩ đến bao nhiêu học sinh không còn sự lựa chọn nào khác, phải sử dụng nhà vệ sinh bẩn hằng ngày như một điều hiển nhiên, thấy thực sự đau lòng”.

Thử hỏi một vài em học sinh tại các trường học vùng quê, nhiều em hồn nhiên: “Con mắc lắm cũng ráng nhịn để về nhà đi chứ không đi ở trường”. Không ít trẻ thậm chí còn nhắc nhau đừng uống nước nhiều để không phải bước vào nhà vệ sinh. Có em “rùng mình” kể lại: “Nhà vệ sinh ở trường rất hôi, con phải lấy một hơi dài chạy vào thật nhanh rồi chạy ra, nhiều khi không kịp dội”. Em mếu máo: “Con chỉ ước có một cái nhà vệ sinh không bốc mùi thôi”.

Về phía phụ huynh, rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc năm học nào cũng đều đặn đóng một khoản tiền cơ sở vật chất nhưng vì sao nhà vệ sinh vẫn tiếp tục là “ông kẹ” học đường? Rất nhiều trường học tiêu tốn kinh phí sửa chữa và tân trang nhà vệ sinh vào đầu năm, nhưng được chưa đầy một tháng sau thì lại hôi bẩn, mất vệ sinh. Chẳng lẽ, cứ phải để học sinh “chịu trận” trong nỗi ám ảnh dai dẳng qua nhiều thế hệ này?

Đi tìm một giải pháp mang tính nhất quán và bền vững

Thực tế, nhà vệ sinh trường học không đạt chuẩn là mầm mống của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Theo chia sẻ của Bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Hồi sức Cấp cứu, BV Bạch Mai, Hà Nội), có khoảng 3.2 triệu vi khuẩn/6.45cm2 nắp bồn cầu trong nhà vệ sinh hộ gia đình, đồng nghĩa với việc trong nhà vệ sinh công cộng như tại trường học số lượng vi khuẩn “thường trú” còn tăng lên theo cấp số nhân. Chưa kể việc nhịn vệ sinh còn tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiết niệu và tiêu hoá. “Nhà vệ sinh trường học không còn là một nỗi sợ mà là sự khủng bố tinh thần có thật cho trẻ em”, BS. Hùng Ngô cho biết.

Bi hài lý do nhà vệ sinh trường học mãi là “ác mộng” với học sinh - Ảnh 2.

BS Hùng Ngô nhấn mạnh nếu làm sạch thường xuyên bằng chất tẩy rửa khử trùng hàng tuần, rủi ro lây bệnh từ vi trùng gây hại sẽ giảm đáng kể

Từ những thực trang trên, có thể thấy, nếu muốn cải thiện triệt để chất lượng vệ sinh học đường, không chỉ nâng cấp nhà vệ sinh mà “nâng cấp” cho học sinh ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh lẫn tài sản chung là quan trọng không kém. Thấu hiểu điều này, Quỹ Unilever Việt Nam – Nhãn hàng Vim – trong Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn, đã đồng hành với các Bộ, ban ngành và các đối tác chiến lược triển khai chương trình truyền thông vệ sinh “Sạch học đường, sáng tương lai”, hướng đến mục tiêu nâng cao điều kiện vệ sinh học đường và ý thức giữ gìn vệ sinh cho 100.000 học sinh Việt Nam trong vòng 3 năm sắp tới. Không dừng lại ở việc tân trang, nâng cấp nhà vệ sinh tại hơn 10 trường tiểu học miền Tây Nam Bộ (Đồng Tháp và Vĩnh Long), chương trình tập trung tổ chức các hoạt động giáo dục nhận thức về các vấn đề vệ sinh cho các em, cụ thể như phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh giữa các lớp, các khối, đồng thời khuyến khích các em học sinh giữ vệ sinh chung cho “ngôi nhà nhỏ” ở trường học bằng cách kiểm tra và khen thưởng các lớp có thành tích thi đua tốt.

Bi hài lý do nhà vệ sinh trường học mãi là “ác mộng” với học sinh - Ảnh 3.

Xây dựng các đội “sao đỏ” nhà vệ sinh, Vim muốn nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của các em nhỏ

Theo chia sẻ từ đại diện nhãn hàng Vim, đây là mô hình giáo dục bền vững “Sạch học đường, Sáng tương lai” giúp nâng cao nhận thức vệ sinh cho các em học sinh cũng như củng cố tầm quan trọng của vệ sinh học đường cho phụ huynh, giáo viên và ban quản lí nhà trường. Nhãn hàng đặt kỳ vọng, nếu hành trình nhận được quyết tâm phối hợp của nhà trường, gia đình và tất cả học sinh, tương lai về một môi trường vệ sinh học đường an toàn, sạch sẽ, hiện đại sẽ không còn là câu chuyện xa vời.

Chia sẻ