Bệnh nhân 2 lần mắc ung thư dạ dày: BS khuyên 3 điều nên làm để ngăn ngừa bệnh

Ngọc Minh,
Chia sẻ

Sau 40 năm điều trị ung thư dạ dày, đã phải cắt bỏ 3/4 dạ dày ở tuổi 88 bệnh nhân lại được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày một lần nữa.

Hai lần mắc ung thư dạ dày

Trường hợp bệnh nhân Hồ Năng T (88 tuổi, quê tại Hà Tĩnh) một trong những trường hợp khá đặc biệt mới đây đã tới Bệnh viện K điều trị vì mắc ung thư. Trước đó, bệnh nhân thường bị ơ chua, trào ngược dạ dày, bệnh nhân nghĩ là bệnh dạ dày bình thường nên đã không đi khám.

Khi các triệu chứng xuất hiện thường xuyên đau thắt bụng nhiều, ông T đã được gia đình đưa tới bệnh viện K khám.

Điều tra bệnh sử của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện ông T đã từng bị ung thư dạ dày, cách đây 40 năm ông đã phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày. Kết quả khám, cho thấy bệnh nhân T bị ung thư dạ dày, giai đoạn tiến triển.

Bệnh nhân bị ung thư tại miệng nối dạ dày, do tổn thương ở miệng nối tiến triển viêm và ung thư hóa. 

Sau khi, đánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân đảm bảo và sự quyết tâm của cụ T, đội ngũ bác sĩ đã tiến phẫu thuật.

Sau 4 giờ kíp phẫu thuật đã thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, loại bỏ tổn thương kích thước 2x3cm và tạo hình dạ dày mới cho cụ T. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, ra viện sau 7 ngày điều trị.

Bệnh nhân 2 lần mắc ung thư dạ dày: BS khuyên 3 điều nên làm để ngăn ngừa bệnh - Ảnh 2.

Bệnh nhân K sau phẫu thuật, ảnh BVCC.

Trường hợp bệnh nhân Vũ Thị K (86 tuổi quê ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương) ở nhà thường xuyên táo bón, ăn không nhiều nhưng cảm giác luôn đầy tức bụng khó chịu. Bệnh nhân đi khám đã được chẩn đoán ung thư địa trực tràng giai đoạn tiến triển và cần tiến hành phẫu thuật.

Sau đó, cụ K đã được bác sĩ cắt đại trực tràng, nạo vét hạch toàn bộ cho cụ K. Sau mổ 04 ngày cụ có thể nói chuyện, vận động bình thường.

Làm gì để tránh ung thư đường tiêu hoá

TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết: "Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh".

Hai bệnh nhân trên, không phải là những trường hợp mắc ung thư tiêu hoá khi tuổi đã cao được điều trị thành công tại Bệnh viện K. 

Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào chẩn đoán và điều trị được đẩy mạnh như: kỹ thuật nội soi phóng đại, ánh sáng màu tầm soát phát hiện sớm ung thư điều tiêu hóa, cắt hớt niêm mạc dạ dày, đại trực tràng ESD, phẫu thuật nội soi 3D...

Bệnh nhân ung thư có cơ hội sống cao hơn, ngay cả khi bệnh nhân lớn tuổi vẫn có thể phẫu thuật được ung thư.

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày đang có xu hướng tăng lên. 

Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa chuyên gia khuyến cáo những vấn đề sau:

- Nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật

- Bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A …

- Duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. 

Đối với người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, ói ra máu… thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời. 

Chia sẻ