Bên trong “thị trấn ma” với hàng trăm căn biệt thự trị giá hàng tỷ USD mang phong cách Châu Âu ở Trung Quốc: Trở thành nơi chăn thả gia súc, cỏ mọc um tùm trên mái nhà
Trong những năm gần đây, tình trạng "thị trấn ma" ở thành phố đông dân nhất thế giới này ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo The Sun, dự án State Guest Mansions thuộc tập đoàn bất động sản Greenland được xây dựng tại thành phố Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc.
Được biết, Greenland bắt đầu phát triển mạnh mẽ dự án này vào năm 2010. Đây là thời điểm thị trường bất động sản nói chung đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo quy hoạch, nó được thiết lập để trở thành một khu nghỉ dưỡng xa hoa, sang trọng với 260 biệt thự xây dựng theo phong cách kiến trúc châu Âu với những tiện nghi, hào nhoáng chỉ dành cho giới siêu giàu.
Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, dự án State Guest Mansions đã bị bỏ hoang trong cát bụi.
Tới nay, lý do khiến cho dự án bị bỏ dở vẫn là một dấu chấm hỏi lớn chưa được tiết lộ trước giới truyền thông báo chí, và điều này khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc khi phải làm việc trên chính mảnh vườn tươi tốt mà mình từng bỏ công sức chăm sóc.
Được biết, tính tới thời điểm hiện tại, nhiều căn biệt thự vẫn chưa hoàn tất xây dựng. Bên trong trung tâm của các của hàng cũ tại khu phát triển State Guest Mansions chỉ còn bao trùm bởi những hình vẽ bậy, các bức tường đổ nát, cỏ mọc um tùm trên mái.
Thậm chí, khu vực này còn trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân và thường có rất nhiều nhà thám hiểm, khảo cổ học cùng những người thích cảm giác mạnh vào đây khám phá.
"Nơi này rất tuyệt để khám phá, vì vậy tôi thích đi lại quanh đây... và quay một vài đoạn phim", một người tự xưng là nhà thám hiểm nói với AFP.
"Mọi thứ ở đây đều bị bỏ hoang. Tôi cảm thấy tất cả mọi thứ khá đáng sợ." người đàn ông nói và từ chối nêu tên.
Theo ông Mark Williams, chuyên gia kinh tế trưởng châu Á tại công ty Capital Economics (Anh), ước tính Trung Quốc vẫn còn khoảng 30 triệu bất động sản chưa bán được, có thể phục vụ đến 80 triệu người, tương đương gần toàn bộ dân số Đức.
Theo ước tính của Capital Economics, Trung Quốc còn có khoảng 100 triệu căn hộ nữa có thể đã được mua nhưng cũng chưa có người ở, đủ chỗ cho khoảng 260 triệu người. Nhiều dự án như thế thậm chí bị nhiều người gọi là "thị trấn ma".
"Ngành bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Trung Quốc, được cho là đóng góp tới 30% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này. Tỷ trọng của sản lượng kinh tế liên quan đến xây dựng và các hoạt động liên quan ở Trung Quốc "lớn hơn rất nhiều so với ở các nền kinh tế lớn khác", ông Williams chia sẻ.
Được xây dựng trên nhiều khu đất nông nghiệp rộng lớn ở nông thôn nhằm quy hoạch thành thị trấn, từ cuối những năm 1990, các hoạt động xây dựng đã diễn ra vô cùng rầm rộ, thậm chí nhiều ngôi nhà mọc lên.
Chủ sở hữu những ngôi nhà này hầu hết là nhà đầu tư, những người không có định chuyển đến ở và giá nhà tăng dẫn đến "bong bóng" bất động sản, các thành phố không có người ở.
Với các quy định đầu tư nghiêm ngặt được áp dụng ở Trung Quốc, những người đổ tiền tiết kiệm vào bất động sản như một minh chứng cho sự ngu ngốc để đầu tư tiền mặt và kiếm lợi nhuận vào việc này.
Họ cũng giành giật tài sản cho vợ/chồng, con cháu tương lai của họ, hoặc để kiếm thêm một khoản tiền hưu trí.
Điều đó có nghĩa là gần như tất cả tài sản trong các thành phố ma đều thuộc sở hữu của những người chủ đó, nhưng không có ai sống ở đó và một số chủ nhà còn không lộ rõ danh tính.
Max Woodworth, một chuyên gia về đô thị hóa Trung Quốc, cho biết các nhà phát triển và người mua ở Trung Quốc có "niềm tin to lớn" rằng giá trị tài sản của họ sẽ tăng đều đặn và giá nhà sẽ không giảm.
"Ngay cả những người mua nhà ở thị trấn 'ma', theo kinh nghiệm của tôi, hiếm khi họ bày tỏ sự hối tiếc. Bởi họ tin rằng sau một khoảng thời gian, giá nhà sẽ tăng lên và người dân sẽ chuyển về đây sinh sống", ông chia sẻ với Sun Online.