Cái đẹp song hành cùng nỗi đau đớn. Điều này đặc biệt đúng với các cô gái ở Venezuela, cái nôi của sáu Miss World (Hoa hậu Thế giới), bảy Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ), sáu Miss International (Hoa hậu Quốc tế) và hai Miss Earths (Hoa hậu Trái Đất). Tại cường quốc hoa hậu này, niềm khao khát có được vương miện sắc đẹp chảy trong máu của tất cả các bé gái và cha mẹ các em. Cũng chính vì thế, các lò đào tạo Hoa hậu và ngành phẫu thuật thẩm mỹ đặc biệt ăn nên làm ra ở Venezuela.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Tại Venezuela, các bé gái ở độ tuổi 12 thường được cha mẹ cho phẫu thuật thẩm mỹ, phổ biến nhất là nâng mông. Người dân nơi đây đa số sống ở mức nghèo, và trong mắt họ, cho con em mình trở thành hoa hậu là một trong những lối thoát tuyệt vời nhất. Chính vì vậy, nhiều gia đình quyết tích tiền để mua những gói bơm, nâng mông làm quà sinh nhật 15 tuổi cho con gái.
Chiều cao tối thiểu của một hoa hậu tại Venezuela là 1.75m. Lo sợ con không đủ chiều cao, nhiều bậc cha me còn tiêm hormine để làm chậm quá trình bước vào tuổi dậy thì của các em, giúp các bé vẫn có thể tiếp tục phát triển chiều cao. Nhiều em mới chỉ chín tuổi khi bị tiêm thuốc. Điều này, tất nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của một đứa trẻ.
Để có được vóc dáng thanh mảnh, nhiều thiếu nữ từ 15 đến 16 tuổi phải đi khâu một miếng nhựa vào lưỡi, để khiến việc ăn thức ăn cứng trở nên đau đớn.
Một biện pháp khác được áp dụng là phẫu thuật cắt ruột. Điều này sẽ giúp thức ăn ra khỏi cơ thể nhanh hơn và không có thời gian chuyển hóa thành chất dinh dưỡng.
Số đo vòng một cũng là một tiêu chuẩn quan trọng. Độ tuổi nâng ngực trung bình của các thiếu nữ Venezuela là 16. Ngực của không được phép quá lớn, nhưng tuyệt đối không được ở mức "phẳng lỳ". Thông thường những cơ sở phẫu thuật chỉ "điều chỉnh" size ngực hoặc hình dáng vòng một, tùy thuộc vào tính chất của cuộc thi sắc đẹp mà khách hàng của họ tham dự.
Bruno Caldieron, một ông trùm các show diễn thời trang từng phát biểu: "Nếu bụng cô gái không phẳng lỳ, thì cô ấy nên đi hút mỡ. Nếu nét mũi của cô ấy không có đường cong, thì cô ta phải đi sửa rồi... Nếu tóc quá mỏng, thì chúng tôi sẽ cấy tóc lên đầu cô ấy. Nếu răng không hoàn hảo, chúng tôi sẽ sửa cả hàm....Để đạt đến đỉnh vinh quang, chúng ta cần chút chỉnh sửa. Không có vấn đề gì cả."
Oriana Gomez, 21 tuổi, đạt giải nhì Hoa hậu Thể thao nước này chia sẻ: "Trước cuộc thi, tôi bị chê là quá béo." Và cô đã phải cắn răng đeo nịt thít bụng 2 tuần. Vòng eo của cô xuống còn 63cm, "Tôi vẫn còn bầm tím khắp mình mẩy."
Mỗi năm có hàng chục thiếu nữ Venezuela thiệt mạng do phẫu thuật thẩm mỹ.
Lò đào tạo
Một chuyên gia đào tạo hoa hậu tuyên bố: "Tôi không nghĩ Venezuela sở hữu những phụ nữ đẹp nhất thế giới. Nhưng chúng tôi biết cách "sản xuất" phụ nữ hoàn hảo. Đó là lý do chúng tôi luôn vượt trội trong mọi kỳ thi sắc đẹp quốc tế."
Các bé gái tại Venezuela được gửi đến các lò đào tạo hoa hậu từ khi còn bé, thậm chí nhiều em mới chỉ 4 tuổi khi đặt chân đến đây.
Mỗi tuần các em dành một buổi sáng hoặc một buổi chiều đến đây để tập luyện. Nhiều em phải ngồi xe 2 tiếng đồng hồ từ ngoại ô vào thành phố để theo học.
Học phí cho các khóa đào tạo là 10 đô-la một tháng. Nếu tính thêm chi phí quần áo, trang điểm, số tiền các phụ huynh phải trả trung bình là 25 đô. Trong khi lương thu nhập ở Caracas chỉ có 50 đô/tháng.
Bà Aura Ramirez, bà của học sinh 15 tuổi Yorglelys Mero của học viện Belankazar cho biết: "Chúng tôi không gọi đó là hy sinh, mà tôi gọi đó là nỗ lực. Một ngày nào đó, chúng tôi sẽ được đền đáp."
Giáo viên catwalk Gabriela Rojo của học viện: "Ngẩng đầu, mắt nhìn khán giả, nhìn sáng trái rồi nhìn sang phải. Tập trung!"
Một phòng dạy khiêu vũ cho các cô bé. Đây là một kỹ năng cần thiết cho các ứng cử viên tại cuộc thi sắc đẹp
Trên nền nhạc xập xình ngày kỷ niềm 25 thành lập học viện, những hoa hậu nhí bước tự tin trên sàn diễn, hôn gió khán giả, rồi quay gót bước vào.
Á hậu Thể thao Oriana Gomez chia sẻ: "Người mẫu chào bán trang phục trên người cô ta, một nữ hoàng sắc đẹp chào bán chính cô ấy."
Mariana , đại diện Venezuela tại Hoa hậu Hoàn vũ đến địa điểm tổ chức cuộc thi Florida (Mỹ) với đội ngũ trợ lý hùng hậu làm việc 24/7, một chuyên gia dinh dưỡng, một bác sĩ, một giáo viên trình diễn, một chuyện gia hùng biện, một trợ lý năng khiếu, nhóm trang điểm và một số nhà thiết kế trang phục. Riêng cô cùng phải tập luận 18 tiếng 1 ngày cho cuộc thi.
Và phần thưởng dành cho người chiến thắng: Dayana Mendonza, Hoa hậu Hoàn vũ 2008 được nhận một vương miện kim cương trị giá $23.500, một căn hộ tại Park Avenue, New York (Mỹ), và chi phí ăn ở trong một năm đương nhiệm. Cô còn nhận được một suất học bổng 2 năm ở Học viện Điện ảnh New York, ngành diễn xuất, tài trợ trang phục, một bộ sưu tập giày và một stylist riêng, tổng cộng là $390.000.