Bên trong con hẻm bình lặng có nhiều hộ dân sinh sống nhất ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

,
Chia sẻ

Hẻm 53 là con hẻm duy nhất trên đường Nguyễn Huệ có hộ dân sinh sống. Nằm cạnh với những tòa nhà cao ốc hiện đại, con phố đi bộ năng động là một không gian cũ kĩ, chật hẹp nhưng cũng rất bình dị, đặc trưng của hẻm Sài Gòn.

 - Ảnh 1.
Nằm trên đường Nguyễn Huệ và hiện tại tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ là con hẻm số 53. Hiện tại, đây là con hẻm duy nhất trên con đường này có hộ dân sinh sống.

 - Ảnh 2.
Theo những người dân sống lâu năm ở đây thì con hẻm được hình thành từ thời Pháp. Cái tên hẻm 53 mãi sau năm 1975 mới có.

 - Ảnh 3.
Con hẻm Sài Gòn này dài khoảng 200m, không ngoằn nghèo, nhiều ngõ ngách mà thẳng một đường. Hẻm có khoảng 25 hộ dân sinh sống.

 - Ảnh 4.
Từ phía trong con hẻm trăm năm tuổi này, có thể nhìn thấy được những tòa cao ốc ở đường Nguyễn Huệ.

 - Ảnh 5.

Tuy nhiên, từ rất lâu rồi con hẻm này cũng được nhiều người gọi với cái tên hẻm bà Cả Đọi. Ngay đầu hẻm là một quán ăn được hình thành từ khoảng 15 năm nay. Quán cơm trở nên đắt khách hơn khi có phố đi bộ. Sở dĩ gọi như vậy vì từ những năm 50 của thế kỉ trước, tại cuối con hẻm có quán cơm của bà Cả. Mọi người thường gọi là bà Cả Đọi. Không ai biết đích xác quán xuất hiện từ khi nào, vào lúc nào giữa Sài Gòn. Người ta chỉ biết bà là một người gốc Bắc di cư vào Nam. Bà lập nghiệp bằng cách mở quán cơm, với những món ăn dân dã miền Bắc.

 - Ảnh 6.
Quán rất đông khách, đủ mọi thành phần từ anh sinh viên tới bác xích lô hay viên chức Nhà nước. Lâu dần, người ta lấy "cơm Bà Cả Đọi" làm "dấu hiệu" nhận biết, thành ra có tên "hẻm Bà Cả Đọi". Trong ảnh là không gian quán cơm của bà bây giờ.

 - Ảnh 7.
Nét xưa cũ in dấu trên những căn nhà với tuổi đời gần trăm năm. Như dãy nhà này được xây từ thời Pháp, với màu sơn vàng cùng kiến trúc cổ điển của thời xưa.

 - Ảnh 8.
Con hẻm nhuốm màu thời gian cũ kỹ, đối lập hoàn toàn với những tòa cao ốc hoành tráng và con phố đi bộ hiện đại nằm bên cạnh.

 - Ảnh 9.

Ông bà Trần Thành (85 tuổi, ở giữa) đã gắn bó với căn nhà rộng 30m2 trong con hẻm này từ thuở thơ ấu. Trước kia, nhà của ông được người Pháo xây nhân viên của họ ở. Sau đó, cha của ông thuê lại căn nhà này. Đến đầu những năm 80, được sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình ông đã mua hoàn toàn căn nhà này.

 - Ảnh 10.
Những lối vào chật chội, với đặc trưng là chiếc cầu thang cũ dẫn lên tầng trên thường thấy ở nhiều con hẻm tại Sài Gòn.

 - Ảnh 11.
Nằm giữa phố xá nhộn nhịp, hiện đại nhưng cuộc sống trong hẻm rất yên bình, nhẹ nhàng và mang đậm nét Sài Gòn.

 - Ảnh 12.

Nằm trong danh mục 8 dự án cần thu hồi đất trong năm 2016, những người dân sống ở đây lâu năm không thể tránh khỏi những cảm giác bồi hồi: "Tôi đã ở đây ngoài 30 năm, bao nhiêu biến cố, bao nhiêu kỉ niệm, giờ già rồi, cũng chẳng muốn ra đi nữa". Một cụ bà chia sẻ.

 - Ảnh 13.
Theo xu hướng thời đại và phát triển, những điều cũ sẽ dần bị thay thế, con hẻm 53 cũng không phải là một ngoại lệ.

 - Ảnh 14.
Rất nhiều người dân lớn tuổi luyến tiếc khu vực hẻm 53, không chỉ vì họ đã gắn bó lâu, mà còn vì một nét đặc trưng của Sài Gòn sắp không còn nữa.

 - Ảnh 15.
Cụ ông Tín Cẩu người gốc Hoa, 90 tuổi, đã sống ở đây từ thời trẻ, ngày nào cũng ra đầu hẻm vào một giờ chiều ngủ gật trên chiếc ghế này.

 - Ảnh 16.
Có người nói rằng muốn khám phá đời sống người dân Sài Gòn thì phải đi sâu vào trong những con hẻm. Và con hẻm 53 hay còn gọi là hẻm Bà Cả Đọi mang đầy đủ nét văn hóa đặc trưng của hẻm Sài Gòn.

Theo Kênh 14/Trí thức trẻ

Chia sẻ