Bé trai 2 tuổi bị ung thư phổi: Liệu chúng ta có quá "chậm chân" trong việc phòng bệnh?
Lại thêm 1 em bé 2 tuổi bị ung thư phổi, nguyên nhân thì chưa được các bác sĩ khẳng định. Đây là những dấu hiệu và các giải pháp phòng tránh mà chúng ta nên biết càng sớm càng tốt.
Bệnh ung thư phổi càng ngày càng trẻ hóa một cách rõ ràng thể hiện qua những số liệu công bố thường niên về độ tuổi mắc bệnh trên toàn thế giới. Trước đây, nhóm người trên 50 tuổi mới có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngày nay, lứa tuổi 30-40 đã có nhiều người mắc, đáng sợ hơn, trẻ em cũng đã bị ung thư.
Không những bệnh đang bị trẻ hóa, mà còn khó phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nếu bệnh nhân là người trẻ tuổi. Hầu hết bệnh nhân nhập viện khi có dấu hiệu rõ ràng thì thường rơi vào giai đoạn muộn, cơ hội điều trị thấp, tỉ lệ tử vong cao.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gì khiến một em bé mới chỉ 2 tuổi đã mắc ung thư phổi?
Một bé trai tên là Đông Đông, 2 tuổi, người Đại Liên, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, hiện được ghi nhận là một trong những bệnh nhân ung thư phổi nhỏ tuổi nhất tại Trung Quốc. Cha của bé khi nghe tin con bị bệnh, anh thật sự sốc và không thể nào lý giải nổi nguyên nhân vì sao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Theo số liệu thống kê, trong mười mấy năm qua, có khoảng 200 trẻ em Trung Quốc bị ung thư phổi ở tuổi nhi đồng, vì thế các bác sĩ cũng chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác về việc trẻ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.
Theo lời kể của cha bé Đông, bé có sở thích ăn uống những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, sống trong môi trường thiếu trong lành. Mặc dù cả cha và mẹ bé đều không hút thuốc, nhưng khi mẹ bé mang thai được 6 tháng, vì tiết kiệm tiền thuê nhà nên sau khi nhà xây xong là lập tức dọn vào ở ngay.
Thời điểm đó, mùi sơn tường và vôi vữa cũng như dụng cụ trong nhà hoàn toàn mới, vẫn còn tỏa mùi nồng nặc, có thể đó là một trong những nguyên nhân khiến Đông Đông ảnh hưởng.
Ngoài ra, kể từ khi Đông Đông được 15 tháng, mỗi ngày bé đều thích ăn nhiều loại thức ăn vặt, thậm chí ăn rất nhiều thay cho bữa chính.
Thực phẩm ăn vặt chủ yếu là đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ tái chế, chất phụ gia bảo quản, phẩm màu công nghiệp, hương liệu… sẽ không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
(Ảnh minh họa)
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi
Mặc dù ung thư phổi là căn bệnh không dễ phát hiện, nhưng cũng có những dấu hiệu cảnh báo sớm.
1. Ho
Các triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi chủ yếu là do khối u hoặc các chất tiết ra từ khối u làm kích thích niêm mạc phế quản, gây ho.
2. Nôn/khạc ra máu hoặc trong đờm có máu
Dấu hiệu này xảy ra phổ biến, chiếm khoảng 35,9% trong số các triệu chứng đầu tiên. Đặc trưng của nó là ho ra đờm có máu lặp đi lặp lại.
3. Sốt
Người có bệnh bỗng nhiên bị sốt, chiếm khoảng 21.2% trong số triệu chứng đầu tiên. Trong thống kê lâm sàng cho thấy các bệnh nhân ung thư phổi bị sốt hoặc bị nhiễm trùng trước khi phát bệnh.
4. Thở gấp
Khoảng 6,6% bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn phế quản và thở dốc, khó chịu ở ngực.
5. Đau tức ngực
Người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ngực không cố định, cảm giác bị nén ngực gây ra đau đớn. Có khoảng 24% bệnh nhân ung thư phổi có cảm giác đau vùng phổi ngoại vi, đau ngực, đau lưng, đau vai, đau chân phần trên, đau dây thần kinh liên sườn.
6. Khàn tiếng
Khi khối u phổi ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển các thanh quản, hộp thoại, dẫn đến bị khàn tiếng kéo dài.
7. Giảm cân
Bạn tự nhiên cảm thấy bị sút cân bất thường mà không phải do chế độ ăn uống hay tập luyện.
8. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
80% bệnh nhân ung thư phổi đều gặp triệu chứng mệt mỏi không rõ lý do.
(Ảnh minh họa)
Một số giải pháp cần làm để ngăn ngừa ung thư phổi
1. Hạn chế hoặc không hút thuốc
Số người hút thuốc lá bị tử vong vì ung thư phổi gấp 14 lần số người không hút thuốc. Vì vậy, nên hạn chế hoặc không hút thuốc lá.
2. Tránh xa bức xạ ion hóa
Liều lượng bức xạ ion hóa lớn có thể gây ra ung thư phổi, thậm chí gây ra các loại ung thư khác, do đó tránh xa những nơi có phóng xạ lớn.
3. Chế độ ăn uống cần phải bổ sung thêm vitamin A
Vitamin A và các dẫn xuất của nó như β carotene, có thể ức chế những khối u do chemotheculin gây ra. Vì vậy, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm như cá và các món ăn chứa nhiều vitamin A khác.
(Ảnh minh họa)
4. Tránh xa vùng không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư phổi. Trên thực tế, khói khi nấu ăn là yếu tố gây ung thư. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, để tránh ô nhiễm không khí nghiêm trọng cần phải đảm bảo môi trường sống sạch sẽ tối đa. Nhà cửa, nơi làm việc đều nên giữ sự sạch sẽ.
5. Tránh tiếp xúc với các yếu tố công nghiệp gây ung thư
Tiếp xúc lâu dài các yếu tố công nghiệp gây ung thư đã được xác định là có khả năng gây ung thư phổi như amiăng, thạch tín vô cơ…
Vì vậy, người có công việc hoặc môi trường sống phải tiếp xúc lâu dài với các nhóm chất hóa học công nghiệp cần phải thận trọng hơn. Người trong vùng có nguy cơ, nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm nếu có bệnh.
*Theo Health/TT