Bé gái thà ngủ qua đêm ở cửa hàng tiện lợi còn hơn phải về nhà, khi biết lý do ai cũng thấy đau lòng

An Nhiên,
Chia sẻ

Mặc dù đã được mẹ đến đón nhưng cô bé nhất định không chịu theo mẹ về nhà.

Sau giờ tan học khá lâu mà bố mẹ không thấy bé An (7 tuổi) về nhà. Tìm kiếm khắp nơi tới tận đêm cũng không thấy con đâu. Bố mẹ bé sau đó đã báo cảnh sát và lên mạng xã hội cầu cứu. Rất may, một cư dân mạng đã phát hiện ra cô bé đang ở cửa hàng tiện lợi. 

Tới nơi, người mẹ thấy bé An đang gục xuống ngủ ngon lành trong cửa hàng. Cô đánh thức con dậy để đưa về nhà nhưng cô bé từ chối. 

Nhiều người cho rằng, trẻ con bây giờ mong manh, dễ tổn thương, sức chịu đựng tâm lý kém, nhưng thực tế cho thấy nhiều trẻ bỏ trốn khỏi nhà bởi không thấy có cảm giác ấm áp từ gia đình.

Bé gái thà ngủ qua đêm ở cửa hàng tiện lợi còn hơn phải về nhà, khi biết lý do ai cũng thấy đau lòng - Ảnh 1.

Cha mẹ thích thể hiện, thích nói về uy quyền

Khá nhiều phụ huynh thích thể hiện uy quyền với con vì nghĩ "Mình là cha mẹ, sinh ra, nuôi con lớn, mình có quyền áp đặt con". Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên từ bỏ suy nghĩ và tập thói quen làm bạn với con. 

Có làm bạn với con thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới ngày càng thấu hiểu hơn, và khi có chuyện gì xảy ra, con mới sẵn sàng tâm sự với cha mẹ. Nếu không nói chuyện được với bố mẹ, dần dần nhiều chuyện tích lũy, đứa trẻ sẽ ngày càng xa lánh, né tránh bố mẹ và thậm chí trong trường hợp xấu hơn là chọn cách bỏ nhà.

Kỳ vọng quá mức gây áp lực cho con

Có một số cha mẹ luôn kỳ vọng con phải học giỏi toàn diện rồi mong muốn con lớn lên rạng danh, thành tài mà không cần quan tâm khả năng của con mình ở mức độ nào. Thậm chí có những bậc cha mẹ gây áp lực với con bằng cách con đã cố gắng học tập tốt rồi, nhưng lại muốn con phải tốt hơn nữa, nâng mức tiêu chuẩn lên cao hơn.

Bé gái thà ngủ qua đêm ở cửa hàng tiện lợi còn hơn phải về nhà, khi biết lý do ai cũng thấy đau lòng - Ảnh 2.

Những kỳ vọng "leo thang" hoặc vượt qua khả năng sẽ khiến con rất áp lực. Nếu con đã cố gắng hết sức nhưng bố mẹ vẫn không chấp nhận, con sẽ có tâm lý muốn chạy trốn.

Thiếu đồng hành với con

Cha mẹ thường lấy lý do bận bịu công việc để thoái thác việc chơi cùng con. Thậm chí khi đi chơi cùng con, cha mẹ vẫn còn mải miết dùng điện thoại để giải quyết công việc hoặc giải trí. Thực tế, các con nhỏ rất nhạy cảm, nếu bố mẹ không quan tâm, không dành thời gian, các bé sẽ thấy cô đơn.

Vậy làm thế nào để trẻ tăng cảm giác "thân thuộc" với bố mẹ và gia đình?

Tôn trọng con và không kiểm soát quá mức

Cha mẹ cần làm gương cho con chứ không phải lấy quyền làm cha mẹ để áp đảo, ra lệnh cho con. Các bậc phụ huynh nên tôn trọng con cái, tận dụng thời gian để giao tiếp với con thật nhiều để hiểu suy nghĩ của con và nếu thấy con "sai đường" để điều chỉnh kịp thời.

Đừng kỳ vọng quá cao vào con

Ai cũng hy vọng con thành công trong cuộc sống, nhưng cha mẹ cần phải hiểu điểm số không phải là tất cả. Do đó, cha mẹ không nên kỳ vọng vào con quá nhiều để bớt đi áp lực học hành cho con. Thay vào đó cha mẹ nên đưa ra mục tiêu và khuyến khích con đạt được mục tiêu đó tùy theo khả năng thực tế.

Quan tâm và cho con thấy rõ sự quan tâm đó

Sự đồng hành của cha mẹ là không thể thiếu trong quá trình phát triển của con. Do đó cha mẹ cần dành thời gian để quan tâm tới con hàng ngày, lắng nghe những suy nghĩ của con. Làm được như vậy, quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng khăng khít.

Theo Sohu

Chia sẻ