Bật mí một số cách giúp mẹ trị ho cho bé hiệu quả

Saga,
Chia sẻ

Nhờ cách chăm sóc khoa học, sử dụng những sản phẩm thảo dược chất lượng, trẻ em tại các nước phát triển có đường hô hấp khỏe mạnh với tỷ lệ cao hơn, tránh xa những cơn ho phiền toái.

Khi trẻ nhỏ bị ho, nhất là trẻ sơ sinh, bất kể bố mẹ nào cũng đều rất lo lắng và tìm cách để chữa trị. Bố mẹ Tây thường không ỷ lại “có bệnh có bác sĩ” mà luôn có những phương pháp xử trí mà nhiều mẹ Việt đã tham khảo.

Theo Tiến sĩ Y khoa Howard Balbi, Trưởng khoa truyền nhiễm nhi khoa Trung tâm y tế Nassau County, ở East Meadow, New York, ho là phương pháp giữ cho đường hô hấp được sạch sẽ, ho giúp loại bỏ dịch đờm, dịch tiết kèm theo các vi khuẩn, virus gây bệnh ra khỏi đường hô hấp.Vì vậy, các mẹ nên cẩn trọng trong dùng thuốc trị ho để chấm dứt cơn ho bệnh lý nhưng không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.

Khi bé bị ho, trước tiên mẹ cần bình tĩnh, quan sát triệu chứng, lắng nghe tiếng ho của trẻ để phán đoán nguyên nhân gây ho, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp.

Nếu bé ho khan: bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Dịch mũi chảy xuống họng hoặc viêm họng do cảm lạnh có thể gây ho có bé. Cơ địa dị ứng với những thay đổi thời tiết hoặc thức ăn lạ (trực tiếp hoặc qua sữa mẹ) cũng là nguyên nhân làm bé ho khan.

Ho ướt hay ho đờm: bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Ho giúp tống đờm hoặc chất nhầy (trong đó có chứa các xác bạch cầu chống lại vi trùng) hình thành trong đường hô hấp của bé do quá trình viêm nhiễm trùng.

Ho khác nhau ở độ tuổi: Theo nghiên cứu của Catherine Dundon - Tiến sĩ Y học, Giáo sư lâm sàng Nhi khoa tại trường Đại học Y Vanderbilt, Hoa Kỳ, Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi không ho nhiều, nếu có, là những trường hợp bệnh nặng. Vào mùa đông, nếu trẻ sơ sinh ho dữ dội, có thể bé đã bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp, một loại virus rất nguy hiểm cho em bé vừa mới chào đời. Tuy nhiên ho nhiều ở trẻ lớn hơn 1 tuổi phổ biến và ít nguy hiểm hơn, đa số trường hợp là do cảm lạnh.

Mẹ nên căn cứ các triệu chứng ho ở trẻ để có cách chăm sóc và chữa trị hiệu quả cơn ho cho trẻ:

Bé bị cảm lạnh hoặc cúm

Triệu chứng:

- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

- Viêm họng

- Tiếng ho: ho khan, ho ướt do dịch mũi chảy xuống họng

- Sốt nhẹ vào ban đêm

Xử trí:

- Cho bé uống nhiều nước, ăn lỏng và nghỉ ngơi nhiều. Mặc dù nhiều mẹ có thể sốt ruột để dùng thuốc chấm dứt cơn ho cho trẻ, Học viện Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics) khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ho tân dược và thuốc trị cảm lạnh cho trẻ em dưới 6 tuổi . Bởi tác dụng phụ của các thuốc này đôi khi lớn hơn hiệu quả mang lại.

- Do đó mẹ Tây cũng như mẹ Việt ưu tiên lựa chọn các phương pháp tự nhiên như sử dụng nước muối, mật ong, thảo dược (chế phẩm lá thường xuân) dùng máy phun sương tạo hơi ẩm. Tuy nhiên, mật ong chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

- Acetaminophen (paracetamol) có thể sử dụng khi bé sốt cao. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao, mệt nhiều, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Bé bị viêm thanh quản

Triệu chứng:

- Bé thức dậy giữa đêm với tiếng ho ông ổng đặc trưng và có biểu hiện khó thở. Viêm thanh quản thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và bắt nguồn từ cảm lạnh và sổ mũi trước đó vài ngày.

- Các triệu chứng khác: Viêm thanh quản thường do nhiễm virus, làm cho lớp niêm mạc khí quản sưng lên và ngăn cản hô hấp. Do đó mẹ có thể thấy bé rít lên khi hít vào trong cơn ho.

Xử trí:

Đầu tiên, hãy vỗ về bé và thực hiện 1 số kỹ thuật để bé hít thở dễ dàng hơn:

- Làm ẩm không khí bằng máy phun sương, hoặc cho bé hít thở không khí ngoài trời thoáng đãng, ẩm và sạch.

- Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm ho kháng viêm an toàn cho trẻ.

Bé bị viêm phổi

Triệu chứng:

- Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn, có thể khởi phát từ cảm lạnh thông thường

- Ho ướt và ho có đờm, đờm xanh hoặc vàng

- Bé rất mệt mỏi, lờ đờ, ít chơi

Xử trí:

- Nếu có nghi ngờ bé bị viêm phổi mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị.

- Việc điều trị viêm phổi ở bé tùy thuộc vào xét nghiệm để biết nguyên nhân do virus hay vi khuẩn.

Viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc hen suyễn

Triệu chứng:

- Viêm tiểu phế quản và hen suyễn có thể xuất hiện sau cảm lạnh kèm theo ho và sổ mũi. Bé có thường thở khò khè hoặc biểu hiện co thắt đường hô hấp. Các chuyên gia và bác sĩ cho rằng bệnh hen hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi em bé đó có tiền sử gia định mặc bệnh dị ứng và hen suyễn. Trừ khi có chẩn đoán kết luận bệnh hen suyễn, co thắt đường hô hấp dẫn đến việc bé thở khò khè được gọi chung là bệnh lý đường hô hấp.

- Phần lớn các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ em dưới 1 tuổi là do virus hợp bào (RSV). Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Y khoa David Rubin, trưởng khoa nhi Bệnh viện St. Barnabas, ở Bronx, New York. Virus này gây ra cảm lạnh đơn giản ở trẻ lớn hơn 3, nhưng nó có thể xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh và có thể đe dọa tính mạng (theo nghiên cứu của tiến sĩ Y khoa David Rubin, trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Thánh Barnabas ở Bronx, New York).

- Cơn ho kèm theo thở khò khè hoặc thở gấp

- Trong trường hợp của bệnh hen suyễn, trẻ sơ sinh thường bắt đầu với triệu chứng cảm lạnh, ngứa mắt và chảy nước mũi. Em bé thở khó, co rút cơ ngực và cơ hoành.

- Viêm tiểu phế quản thường gặp trong mùa thu và mùa đông và có thể kèm theo: sốt nhẹ, biếng ăn.

Xử trí:

- Theo dõi nhịp độ hô hấp của trẻ. Nếu bé thở gấp với trên 50 nhịp mỗi phút hoặc cao hơn, bé chắc chắn trong tình trạng suy hô hấp, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viên ngay. Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu khó thở, thở khò khè báo hiệu bệnh nặng, mẹ cũng cần đưa bé tới bác sĩ để được khám và điều trị.

- Mặc dù không có chẩn đoán xác định bệnh hen suyễn, các bác sĩ thường sử dụng thuốc giãn phế quản albuterol trong điều trị bệnh hen suyễn cho các cơn khò khè của trẻ. Sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược

- Ngoài điều trị bằng thuốc, chăm sóc dinh dưỡng và nghỉ ngơi rất quan trọng để phục hồi sức khỏe sớm cho bé. Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước, nước hoa quả và phun sương tạo độ ẩm để bé hít thở dễ dàng.

Lá thường xuân – thảo dược trị ho phổ biến tại châu Âu

Giảm ho cho trẻ bằng thuốc có nguồn gốc thảo dược được bố mẹ Tây ưu tiên sử dụng. Trong đó chế phẩm lá thường xuân được sử dụng phổ biến ở châu Âu. Các nhà khoa học tại Đức đã nghiên cứu tác dụng của chiết xuất đặc biệt Lá thường xuân trên hàng chục nghìn bệnh nhân qua hơn 60 năm. Những nghiên cứu này cho thấy tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả, tính an toàn trên bệnh nhân mọi lứa tuổi bao gồm trẻ sơ sinh và khả năng dung nạp rất tốt – rất hiếm gây ra tác dụng phụ của Dịch chiết đặc biệt từ Lá cây thường xuân. Theo báo cáo của IMS health quốc tế, năm 2012 thuốc ho thảo dược từ lá thường xuân (Prospan®) được sử dụng nhiều nhất thế giới với trên 100 quốc gia, trong đó các nước Đức, Anh, Mỹ, Pháp, Singapore v.v…

Prospan® chứa chiết xuất lá thường xuân được tạo ra bởi một quy trình đặc biệt khác với bất kỳ quy trình chiết xuất lá thường xuân nào khác và được đăng ký bản quyền tại Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO - European Patent Office) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization).

THUỐC HO PROSPAN – Thuốc ho cho cả gia đình

Nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Tập đoàn Dược Phẩm Sohaco

Hoạt chất: Chiết xuất Lá thường xuân (Hedera helix ) chiết xuất theo quy trình đặc biệt của EA (Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, CHLB Đức)

Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructose.

Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú. Liều dùng và cách dùng:

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (0-5 tuổi): 2,5 ml x 3 lần/ ngày; Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5ml x 3 lần/ngày; Người lớn: 5 – 7,5 ml x 3 lần/ngày

Lắc kỹ trước khi sử dụng. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Thông tin chi tiết xem thêm tại website : http://prospan.com.vn/

Hoặc facebook: SiroHoProspan.VietNam

Dược sĩ tư vấn thuốc: 094.240.8866

Chia sẻ