Bất ngờ với loại rau "vượt mặt" kem chống nắng, giúp da căng mướt trong mùa hè
Tuy hình dáng “mỏng manh” nhưng nguồn chất dinh dưỡng cũng như tác dụng của rau chân vịt với sức khỏe có thể sẽ khiến bạn ngỡ ngàng.
Rau chân vịt hay còn được biết đến với tên gọi rau bina (cải bó xôi) là một loại rau giàu dưỡng chất với lượng calo thấp. Rau chân vịt có chứa nhiều vitamin C và hàm lượng chất diệp lục cao hơn hẳn các loại rau khác giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen của cơ thể.
Ngoài ra, rau chân vịt là một trong những loại thực phẩm có thể giúp chị em chống lại các nếp nhăn, cháy nắng và ung thư da. Do chúng chứa chất chống oxy hóa, cùng các hợp chất chống lão hóa.
Rau chân vịt rất giàu beta carotene, một loại carotenoid giúp giảm mẩn đỏ trên da khi tiếp xúc với tia UV. Rau chân vịt cũng chứa nhiều lutein, một loại carotenoid giúp da khỏe mạnh hơn trước tác động của ánh nắng mặt trời.
Bất ngờ với loại rau "vượt mặt" kem chống nắng, giúp da căng mướt trong mùa hè.
Dưới đây là một số công dụng khác của rau chân vịt đối với sức khỏe.
Giúp phòng nhiều bệnh
Rau chân vịt có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm các carotenoid như beta-carotene và lutein.
Những hóa chất tự nhiên này bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút. Đồng thời, giảm thiểu tác hại của các gốc tự do - vốn là nguyên nhân gây tổn thương tế bào dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tự miễn và bệnh Alzheimer...
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, axit alpha-lipoic chống oxy hóa trong rau chân vịt có thể đảm bảo glucose ở mức thấp và cải thiện cách bạn phản ứng với insulin.
Tăng cường độ ẩm
Nhiều người cho rằng, uống nước và các thức uống khác là cách duy nhất để cung cấp nước cho cơ thể. Nhưng thực phẩm cũng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Rau chân vịt là một loại rau chứa nhiều nước. Sử dụng rau chân vịt trong các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ có thể giúp cung cấp thêm lượng nước cho cơ thể.
Kích thích tiêu hóa
Giống như nhiều loại rau xanh khác, rau chân vịt cũng là một thực phẩm cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chúng ta biết rằng khi hấp thu một lượng chất xơ vừa đủ, hệ thống tiêu hóa sẽ hoạt động “trơn tru” hơn, nhu động ruột co bóp đều đặn để bài tiết chất thải, giảm thiểu tình trạng táo bón.
Giúp giảm cảm giác thèm ăn
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất thylakoid từ thực vật như rau chân vịt có thể làm giảm sự thèm ăn của cơ thể. Điều này xảy ra bởi vì chúng làm giảm mức độ hormone đói và tăng hormone khiến bạn cảm thấy no.
Đối với những người đang muốn giảm cân, rau bina cho hiệu quả rất tốt vì không chứa hàm lượng cholesterol và chất béo rất thấp. Rau chân vịt lại là nguồn chất xơ dồi dào và hỗ trợ tiêu hóa tốt giúp giảm cảm giác thèm ăn của cơ thể.
Các khoáng chất có trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng lại chế độ ăn uống có axit cao. Những thực phẩm này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tích mỡ, béo phì và các chứng bệnh khác.
Giảm huyết áp
Hàm lượng kali cao trong rau chân vịt (2/3 cốc chứa gần 600 miligam) giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp.
Rau chân vịt chứa nhiều magie và folate, một loại vitamin B. Những chất dinh dưỡng này giúp bạn tạo ra oxit nitric, một phân tử làm giảm huyết áp.
Rau chân vịt cũng có nitrat, hóa chất làm giãn mạch máu. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia uống đồ uống từ rau chân vịt có huyết áp thấp hơn tới 5 giờ sau khi uống xong.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Rau chân vịt có thể giữ cho đầu óc của bạn tỉnh táo. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn nửa cốc rau chân vịt nấu chín hoặc các loại rau lá xanh khác mỗi ngày sẽ làm chậm những thay đổi về trí nhớ liên quan đến tuổi tác.
Các chất dinh dưỡng cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Chúng ngăn chặn sự tích tụ protein trong não của bạn và giảm bớt tình trạng viêm.
Giúp ngăn ngừa loãng xương
Rau chân vịt có canxi, mangan và vitamin K, rất quan trọng cho sự phát triển và giúp cho xương khỏe mạnh. Cơ thể luôn đào thải và xây dựng lại mô xương. Loãng xương là một tình trạng khiến xương yếu và dễ gãy, xảy ra khi lượng xương mới không thay thế đủ cho xương đã bị phá vỡ. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi, khả năng bị loãng xương sẽ cao hơn.
Chống loét dạ dày
Không chỉ kích thích tiêu hóa, bổ sung rau chân vịt vào thực đơn còn là cách giúp bạn chủ động phòng chống nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày hay viêm đại tràng. Lượng chất glycoglycerolipid từ rau sẽ trở thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, hạn chế tổn thương, viêm sưng hay các vết loét.
Giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt
Rau chân vịt là một nguồn thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào, giúp các tế bào hồng cầu mang ôxy đến các vùng khác nhau của cơ thể. Khi cơ thể có quá ít sắt, sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy yếu, chóng mặt và khó thở.
Hỗ trợ giảm cân
Vừa cung cấp hàm lượng lớn chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu, cắt cơn thèm ăn hiệu quả, rau chân vịt còn đem tới lượng protein để bù đắp năng lượng khi đang ăn kiêng giảm cân.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Trong rau chân vịt có rất nhiều folate. Vitamin này ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Đó là lý do thai phụ cần bổ sung axit folic khi mang thai. Rau bina cũng có chứa nhiều vitamin B6 rất quan trọng cho não của thai nhi phát triển trong bụng mẹ và sau khi được sinh ra.
Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh
Lutein và zeaxanthin là các carotenoid trong rau chân vịt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt lâu dài. Ví dụ, như vitamin C giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Rau bina cũng chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, giúp hỗ trợ thị lực tốt.
Tăng trưởng cơ bắp
Để tăng trưởng cơ bắp và thúc đẩy mô cơ phát triển, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên ăn bổ sung rau chân vịt vì lượng protein từ loại rau này dễ phân hủy thành các axit amin mà cơ thể cần.
Giúp tóc và da khỏe mạnh
Rau chân vịt cũng mang tới lượng vitamin E tương đối lớn (ngang với 14% giá trị hàng ngày), giúp điều hòa việc tiết dầu trong lỗ chân lông trên da và nang lông để dưỡng ẩm cho làn da, mái tóc.
Phục hồi vết thương
Vitamin C trong rau chân vịt có rất nhiều lợi ích, trong đó có việc giúp cơ thể tạo ra collagen, chất cần thiết để phục hồi các tổn thương. Vitamin C cũng giúp cơ thể tăng lượng sắt hấp thụ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hỗ trợ quá trình chữa bệnh.