"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản các chị em nên biết
Khi đi khám phụ khoa, bạn sẽ nhận được lời yêu cầu cởi quần áo từ bác sĩ. Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống trên bàn và để chân trên thanh gác chân ở cuối bàn khám.
Sau đó, bạn phải trượt và chuyển động hông của bạn xuống một cách từ từ nhẹ nhàng đến các cạnh cuối cùng của chiếc bàn khám. Bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu đầu gối của bạn trải rộng ra hơn.
Thời điểm này, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, bạn nên thư giãn mông, bụng và các cơ âm đạo của bạn. Chúng sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và quá trình khám cũng nhanh chóng hơn.
Thời điểm này, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, bạn nên thư giãn mông, bụng và các cơ âm đạo của bạn. Chúng sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và quá trình khám cũng nhanh chóng hơn.
"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản mà các chị em nên biết
1. Khám bên ngoài vùng kín
Đầu tiên, các bác sĩ phụ khoa sẽ thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ và âm đạo của bạn. Đây là một bước cơ bản đầu tiên khi các chị em đi khám phụ khoa.
Tuy nhiên điều này lại rất cần thiết vì chúng giúp kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của u nang, xả dịch âm đạo, mụn cóc sinh dục, bị ngứa hoặc các triệu chứng khác không đấy!
2. Khám bằng phễu soi mỏ vịt
Tiếp đó, bác sĩ phụ khoa sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của bạn. Phễu soi mỏ vịt này được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để tách các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét.
Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu nhưng không gây đau đớn cho bạn nhiều. Hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết những bất thường ở âm đạo nếu bạn đang cảm nhận thấy nó. Khi ấy bác sĩ chỉ cần điều chỉnh kích thước hay vị trí của mỏ vịt đến vị trí bạn yêu cầu để thăm khám và xem xét.
Nếu bạn muốn nhìn thấy cổ tử cung của bạn, hãy nói điều này với bác sĩ phụ khoa. Họ có thể cho bạn nhìn thấy chúng lúc này bằng cách sử dụng một tấm gương soi.
Các bác sĩ phụ khoa sau đó sẽ sử dụng một chiếc thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Pap để xem bạn có bất kỳ dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung không.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết. Bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy một mẫu chất dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung của bạn. Mẫu dịch này sẽ được mang đi thử nghiệm để khẳng định bạn có đang bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không.
3. Kiểm tra bằng 2 tay
Trong bước 3 này, bác sĩ phụ khoa sẽ chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo của bạn.
Trong khi đó, một tay kia của bác sĩ phụ khoa cũng nhẹ nhàng ấn vào bụng dưới của bạn. Đây là một cách để kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:
- Kích thước, hình dạng và vị trí tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cách lựa chọn biện pháp tránh thai của bạn
- Tử cung mở rộng - có thể là bạn đang mang thai hoặc u xơ tử cung
- Đau - có là nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác
- Sưng ống dẫn trứng - có thể là mang thai ngoài tử cung
- Mở rộng buồng trứng, u nang, hay các khối u
4. Kiểm tra trực tràng
Bác sĩ có thể đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng. Hành động này sẽ giúp kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn của bạn.
Ngoài ra, chúng cũng giúp kiểm tra để xem có khối u phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo, hoặc trong trực tràng của bạn hay không nhé!
Một số bác sĩ phụ khoa còn đặt một ngón tay vào sâu trong âm đạo của bạn. Điều này cho phép họ kiểm tra các mô ở giữa âm đạo toàn diện hơn.
Các chị em có thể cảm thấy như bạn cần đi tiêu trong phần kiểm tra này. Điều này chỉ là bình thường và chỉ kéo dài vài giây.
Chị em nào đã từng đi khám phụ khoa thì chắc hẳn sẽ biết tường tận những bước trên cụ thể rồi. Nào hãy cùng chia sẻ với những chị em còn chưa một lần vượt qua ngại ngần để đi khám phụ khoa nhé!
Lê Nhi (Theo
planned)