Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày

Thu Phương,
Chia sẻ

Đây chính là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều gia đình vẫn đang mắc phải khi sử dụng điều hòa mỗi ngày.

Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, loạt thiết bị làm mát trong gia đình như quạt và điều hòa bắt đầu được các gia đình quan tâm và sử dụng thường xuyên. So với quạt truyền thống, điều hòa được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả làm mát nhanh hơn, tối ưu hơn. Việc lắp đặt và sử dụng điều hòa cũng rất dễ dàng. Song thực tế, vẫn có nhiều gia đình đang duy trì thực hiện một thói quen sai lầm với thiết bị này.

Nó không chỉ dẫn đến việc tiền điện tăng cao mà còn tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dùng. Thói quen đang được nhắc tới chính là việc chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống mức quá thấp, 20 độ C, thậm chí dưới 20 độ C, khi bắt đầu khởi động thiết bị. Sau khoảng một hoặc vài giờ, khi không gian đã quá lạnh, người dùng mới chỉnh nhiệt độ về mức cao hơn.

Video minh họa

Trên thực tế, các chuyên gia, hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khuyên rằng tốt nhất các gia đình không nên duy trì thực hiện thói quen này thường xuyên. Đặc biệt là với các gia đình có trẻ em, người cao tuổi hay những người có sức đề kháng kém.

Đầu tiên là về vấn đề tiêu tốn nhiều tiền điện của gia đình. Việc bật điều hòa ở nhiệt độ thấp dù chỉ trong thời gian ngắn có thể khiến tiền điện gia tăng gấp nhiều lần so với thông thường. Bởi lẽ theo cơ chế hoạt động của thiết bị, khi chạy ở mức nhiệt thấp, đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ phải sử dụng công suất tối đa để làm lạnh nhanh, làm lạnh sâu không gian.

Từ đó dẫn đến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Ngoài ra duy trì trong thời gian dài, liên tục nhiều ngày, kết hợp với nhiệt độ cao ngoài trời, thiết bị có thể gặp phải hiện tượng quá tải, phát ra tiếng ồn lớn tiềm ẩn nguy cơ suy giảm tuổi thọ hay chậm cháy nguy hiểm. Nguyên lý trên đúng với cả điều hòa thường và cả những thiết bị được trang bị công nghệ Inverter.

Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày- Ảnh 1.

Việc hoạt động ở mức nhiệt thấp sẽ khiến điều hòa phải sử dụng công suất tối đa, tốn nhiều điện năng (Ảnh minh họa)


Tiếp đến là về vấn đề liên quan tới sức khỏe của người sử dụng. Theo tờ Health, nó có thể gây ra một chứng tên là "chứng bệnh điều hòa". Nó có thể gây liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến khả năng vậ động của các cơ ở vùng mặt.

Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu khi người dùng vừa từ ngoài trời nắng nóng hay một môi trường, không gian có nhiệt độ cao rồi bước vào phòng điều hòa đang được cài đặt ở nhiệt độ thấp. Hiện tượng sốc nhiệt sẽ xảy ra, nhẹ thì khiến người dùng bị choáng, chóng mặt, đau đầu. Nặng hơn có thể gây đột quỵ nghiêm trọng.

Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày- Ảnh 2.

Bật điều hòa quá lạnh cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi hay người có sức đề kháng kém (Ảnh minh họa)

Sử dụng điều hòa sao cho an toàn, tiết kiệm?

Quay về vấn đề các gia đình có nhu cầu làm mát phòng nhanh, việc điều chỉnh điều hòa về mức nhiệt thấp đúng là có đem lại tác dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ EVN, người dùng chỉ nên chỉnh mức nhiệt xuống khoảng 22-23 độ C, không nên chỉnh quá thấp xuống mức dưới 20 độ C. Khoảng 15-20 phút, người dùng bắt đầu chỉnh dần điều hòa về nhiệt độ 25 - 26, hay 27 độ và duy trì ở mức nhiệt này.

EVN còn đưa thêm ra lời khuyên, vào ban đêm khi đi ngủ, người dùng cũng có thể điều chỉnh điều hòa về mức 28 độ C, chế độ quạt gió trung bình hoặc thấp. Bởi khi này nhiệt độ ngoài trời đã giảm, không còn nóng như ban ngày. Thêm vào đó khi ngủ, cơ thể con người cũng sẽ tự động giảm thân nhiệt. Chế độ hẹn giờ tắt hoặc Sleep của điều hòa cũng rất đáng tham khảo, vừa thân thiện với sức khỏe người dùng, vừa giúp tiết kiệm điện.

Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày- Ảnh 3.

Bên cạnh chỉnh nhiệt độ điều hòa lên mức trên 25 độ, người dùng hãy tận dụng cả những chế độ thông minh khác trên điều hòa, ví dụ như chế độ Sleep (Ảnh minh họa)

Bên cạnh những điều trên, dưới đây cũng là một số thói quen người dùng nên duy trì thực hiện để sử dụng điều hòa vào mùa hè vừa an toàn, vừa tiết kiệm.

- Không tắt đi bật lại điều hòa nhiều lần: Nhiều người dùng thay vì chỉnh điều hòa về chế độ nhiệt cao hơn thì khi không gian đã được mát lạnh sâu, sẽ tắt điều hòa đi. Khi không gian nóng lên, lại bật điều hòa. Việc làm này lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài sẽ khiến tiền điện gia đình tăng lên gấp 3 lần. Bởi lẽ cứ mỗi lần khởi động lại, thiết bị cần tới công suất gấp 3 thông thường để vận hành.

- Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 1 khoảng thời gian nhất định: Nếu có ý định rời khỏi phòng, tốt nhất người dùng nên tắt điều hòa trước đó 30 phút. Việc làm này giúp thân nhiệt người dùng kịp thích ứng với nhiệt độ ngoài trời, hạn chế hiện tượng sốc nhiệt có thể xảy ra.

Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Dùng điều hòa kết hợp với quạt: Khi bật điều hòa ở mức nhiệt từ 25 độ trở lên, nếu vẫn muốn không gian mát sâu hơn, hãy sử dụng thêm quạt. Việc làm này vừa giúp làm mát hiệu quả, vừa giúp tiết kiệm điện, giảm tải cho điều hòa.

- Chọn điều hòa phù hợp với không gian: Cuối cùng là các gia đình hãy lựa chọn 1 chiếc điều hòa sao cho phù hợp với không gian sử dụng. Theo tư vấn từ các đơn vị phân phối điều hòa, ví dụ với căn phòng có diện tích 15m2, chỉ nên chọn điều hòa công suất 9000 BTU - 1HP; căn phòng diện tích từ 15 - 20m2 - điều hòa công suất 12000 BTU - 1.5 HP; hay căn phòng có diện tích 20m2 trở lên thì chọn điều hòa công suất 18000 BTU hay 2 HP trở lên. Có như vậy không gian mới được làm mát hiệu quả lại không gây lãng phí điện năng.

Bật điều hòa kiểu này vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe: 10 nhà thì 9 nhà vẫn đang thực hiện mỗi ngày- Ảnh 5.

Chia sẻ