Bằng cách này, thịt heo thối đã được "hoá kiếp" thành thịt tươi ngon ở chợ
Thịt heo là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình nhưng thật đáng lo ngại khi một số kẻ kinh doanh vô đạo đức đang tìm mọi cách "tẩm độc" thịt heo để thu lợi bất chính.
Vạch trần muôn kiểu tẩm độc cho thịt heo: tiêm thuốc an thần, gây mê
Theo một cán bộ thú y lâu năm làm việc ở Thủ Đức thì hiện nay để thịt heo đỏ tươi, săn chắc, thu hút người mua, một số chủ lò mổ, người buôn bán thịt sẵn sàng tiêm thuốc gây mê, hóa chất vào thịt. Các loại thuốc, hóa chất này khi được tiêm vào heo, ngâm thịt đều có tác dụng làm cho thịt tươi ngon hơn, màu sắc bắt mắt. Nó được coi là "bảo bối" để biến thịt heo bệnh, thịt heo thối thành thịt tươi, đánh lừa người tiêu dùng.
Đầu tháng 7 vừa qua, Trạm Thú y Q.12 (Chi cục Thú y TP.HCM) phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.HCM và Đội quản lý thị trường Q.12 bất ngờ ập vào kiểm tra lò giết mổ heo tại ngôi nhà không số thuộc P.Hiệp Thành, Q.12. Tại đây, đoàn phát hiện 37 kg thịt heo và 11 con heo sống đang chờ giết mổ. Tất cả số thịt và heo sống không giấy chứng kiểm dịch. Ông N.V.V (31 tuổi, chủ cơ sở này) không xuất trình được giấy phép kinh doanh, giấy phép giết mổ. Theo ông V. cơ sở giết mổ lậu này hoạt động từ đầu năm 2015 cho đến nay. Sau khi giết mổ heo, ông V. đem thịt bán cho công nhân tại cổng KCN Hiệp Thành (Q.12) với giá khoảng 60-70 ngàn đồng/1kg.
Nhiều lò giết mổ heo không có giấy phép giết mổ, dùng thuốc an thần, chất cấm tiêm vào thịt heo đã bị phát hiện trong thời gian qua.
Cũng theo cán bộ này, Combistress có chứa hai thành phần chính là Acepromazine và Atropin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống căng thẳng, chống ói mửa. Loại này thường được sử dụng làm thuốc tiền mê trong các ca phẫu thuật. Phải ngưng dùng thuốc này trong vòng 5 - 7 ngày trước khi xẻ thịt con vật thì mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Trong trường hợp heo được tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người ăn loại thịt này về lâu dài có thể bị giãn nở các mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ. Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn đối với người già và trẻ em.
Theo một cán bộ thú y, thuốc Combistress bị cấm tiêm vào heo trước khi giết mổ vì nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe người ăn phải thịt heo này. Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương ngâm hóa chất để biến thịt heo bốc mùi thối mất mùi, rồi sau đó bán ra thị trường với giá như thịt tươi bình thường.
Đường đi của thịt thối, thịt bẩn từ các lò đến tay bà nội trợ
Lâu
nay cửa ngõ phía đông Sài Gòn, dọc tuyến QL 1 hướng từ Đồng Nai vào luôn là 1
điểm nóng vận chuyển thịt bẩn từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung…vào thành phố. Bị
các cơ quan chức năng nhiều lần phát hiện và bắt giữ nên các đầu nậu tìm mọi
cách tinh vi để đưa thịt thối vào Sài Gòn tiêu thụ. Hiện nay, phương thức
chủ yếu của các đầu nậu thịt bẩn là dùng xe khách hoặc chẻ nhỏ thịt bẩn trước
khi đưa vào Sài Gòn.
Các đầu nậu tinh vi dùng xe khách để tuần thịt bẩn vào Sài Gòn tiêu thụ.
Bỏ xong thịt, xe này tấp vào con hẻm gần đó nằm chờ. Đi trên cùng xe khách chở thịt bẩn này có 5 người được xác định là những người buôn bán thịt.
Qua theo dõi, chúng tôi được biết những con buôn này chuyên gia lấy thịt heo chết từ huyện Trảng Bom rồi thuê xe khách 16 chỗ…chở về chợ Bà Chiểu đề tiêu thụ. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện trên xe khách này chứa rất nhiều bịch ni lông chứa thịt heo và phụ phẩm heo dưới ghế ngồi và phía sau xe. Qua kiểm tra, có tổng số 609 kg thịt và phụ phẩm heo. Tất cả số thịt trên đều không rõ nguồn gốc, rỉ dịch màu đỏ, vàng và bốc mùi hôi thối. Theo tài xế thì ông nhận chở thuê số thịt này từ H.Trảng Bom về TP.HCM tiêu thụ. Cũng tại thời điểm này trên xe có 6 người phụ nữ đi cùng, họ được xác định là chủ hàng nhưng không ai đứng ra nhận.
Với đường đi như vậy, không ai dám chắc mình chưa từng mua phải một miếng thịt thối đã được tẩm ướp, tiêm thuốc, nguỵ trang để đánh lừa các bà nội trợ và những gói thịt thối rữa này sau hành trình từ tay đầu nậu đến các chợ, đã nghiễm nhiên xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
Những thông tin về thịt thối được tẩm ướp, biến hoá thành thịt tươi ngon để tiêu thụ khiến người tiêu dùng thực sự bức xúc. Không ai có thể biết mình đã vô tình ăn bao nhiêu lượng thực phẩm bẩn, ôi thiu và độc hại như thế này. Cần có biện pháp mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng để ngăn chặn những chuyến xe chở thịt bẩn, thịt thối, những thương vụ mua bán thực phẩm độc hại khiến người tiêu dùng ngày càng hoang mang, lo lắng vì bị đầu độc như hiện nay.
Cơm gà xối mỡ giòn tan, cút chiên bơ thơm nức mũi, chà bông bùi ngọt... tất cả những món ăn chế biến sẵn hấp dẫn ấy được bày bán nhiều ở vỉa hè, quán bình dân và trở thành món khoái khẩu của nhiều người. Nhưng khi tìm hiểu thì chúng tôi thực sự tá hỏa phát hiện: Vì lợi nhuận một số người đã bất chấp tất cả dùng những nguyên liệu rẻ mạt, hôi thối, không kiểm dịch, quá hạn sử dụng... cộng với "công nghệ chế biến" ngâm tẩy bằng hóa chất, ướp đủ loại gia vị để cho ra đời những "món ngon" khó cưỡng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.Trí Thức Trẻ khởi đăng loạt bài "Thịt thối tung hoành", góp thêm hồi chuông cảnh báo cho vấn nạn thực phẩm bẩn đang gây nhức nhối cho người tiêu dùng. |