Bạn có biết cả một nền văn minh Trung Hoa cổ được tái hiện trong “Hậu Cung Như Ý Truyện”?
Trong "Hậu Cung Như Ý Truyện" từng chi tiết, từng hành động nhỏ cũng đủ để làm thành một cuốn film tài liệu về văn hóa Trung Hoa thời phồn thịnh Ung - Càn Long.
Tuy chỉ mới đi được 1/3 chặng đường nhưng bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện đã cho khán giả xem những phân cảnh đã mắt, đã tai. Không chỉ ở việc tranh đấu chốn hậu cung, khán giả còn bị choáng ngợp bởi sự đầu tư công phu, tỉ mỉ cho những chi tiết được đánh giá không mấy quan trọng. Quốc tang, lễ đăng cơ, các buổi lễ sắc phong, …đều tái hiện chân thực một thời kỳ huy hoàng của triều đại nhà Thanh.
Quốc tang
Trong tập 3 của bộ phim sau khi Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế qua đời, một tang lễ đã được cử hành long trọng sát với nghi thức dưới triều Thanh. Từ việc bái quỳ, đi đứng, ăn mặc đều được phục dựng tỉ mẩn. Ví dụ như nghi thức khóc tang vốn chỉ là nghĩa vụ của các quan trong triều đình, bách tính không cần phải thực hiện điều này. Các vị phu nhân quan tam phẩm trở lên sẽ phải mặc vải gai, tay áo lớn, cổ tròn, khăn gai trải đầu cùng với phu quân của mình tới trước cổng Tư Thiện vào sáng sớm để khóc vong linh hoàng đế. Sau 3 ngày họ có thể mặc quần áo thường phục.
Đại tang của tiên đế diễn ra tại Càn Thanh cung
Các cảnh quỳ bái cũng được thực hiện nghiêm cẩn với lịch sử
Cách chấp tay vái, lạy cũng rất chỉn chu
Đại lễ đăng cơ
Nhà sản xuất phim đã dựng lại sát nhất với lịch sử Trung Quốc xưa phân đoạn đăng cơ trong Như Ý Truyện. Thời vua Càn Long, nghi lễ nhiếp chính không được cử hành ở đại điện mà được diễn ra ở quảng trường. Cảnh hoàng đế đăng cơ có đến 976 diễn viên quần chúng tham gia mà không cần dùng kỹ xảo.
Ung Chính năm thứ 13 ngày 3 tháng 9. Hoằng Lịch đăng cơ lấy niên hiệu là Càn Long
Quần thần quỳ trước điện Thái Hòa
Gần 1000 diễn viên được huy động
Nghi lễ sách phong phi tần
Tập 20 của bộ phim, trong lúc Như Ý bị đẩy vào lãnh cung thì ở một diễn biến khác, nghi thức sắc phong của các vị phi tần được diễn ra.
Phân vị trong hậu cung đến thời nhà Thanh là đơn giản nhưng lại cực kỳ rõ ràng và tôn ti. Từ trên xuống có 8 cấp bậc với số lượng đồng thời được tại vị như sau: 1 Hoàng hậu, 1 Hoàng quý phi, 2 Quý phi, 4 phi, 6 tần, quý nhân, thường tại, đáp ứng số lượng không giới hạn.
Lễ sắc phong Tần vị cho các quý nhân
Trong đó Tần vị là sự đánh dấu một bước ngoặc quan trọng. Tần vị là danh vị chính thức được làm chủ một cung hoặc một điện ở hậu cung, có triều phục, có thể tự xưng bổn cung và được người có phân vị thấp hơn tôn xưng hai chữ nương nương. Vậy có thể thấy từ chính ngũ phẩm quý nhân đến chính tứ phẩm tần tuy chỉ cách nhau một phân vị nhưng nghi lễ đối đãi hoàn toàn khác biệt.
Nghi lễ có đầy đủ chiếu chỉ, sách văn
Lễ nghi cung đình Trung Hoa nói chung và lễ nghi Hoàng tộc Mãn Thanh nói riêng cực kì phức tạp. Hơn nữa, lễ nghi cung đình Mãn Thanh không chỉ kế thừa từ văn hóa Nho giáo của người Hán mà còn pha trộn vào đó các nghi lễ và màu sắc huyền bí của người Mãn Châu và Mông Cổ.
Nói chung lễ nghi sẽ chỉ là một yếu tố bình thường, không ai buồn để ý hay khắt khe nhưng nếu thiếu vắng nó, bộ phim cổ trang sẽ chẳng khác nào phim xã hội hiện đại khoác lên mình lớp vỏ cổ trang hời hợt. Chưa kể đến những tiểu tiết trong phim cũng được chăm chút kỹ càng từ đồ trang sức, trang phục đến các món ăn... tất cả đều được tạo nên bởi chất liệu lịch sử.
Triều phục dưới thời nhà Thanh
Hậu Cung Như Ý Truyện có lẽ là bộ phim đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này có một lễ sắc phong Tần hoành tráng và đầy đủ nhất, từ triều phục, nghi lễ, sách văn rất bài bản.
Cái mà nhà sản xuất muốn truyền đạt không chỉ là những tranh đấu khốc liệt chốn hậu cung mà còn là cả một nền văn minh trung cổ của Trung Hoa, với không khí uy nghiêm choáng ngợp sau toà thành tráng lệ.
Đón xem các tập tiếp theo của bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện vào lúc 20h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên trang mạng Tencent.