Bác sĩ sốc vì ngửi mùi xác chết trong... miệng bệnh nhân
Có 600 loài vi khuẩn trú ẩn trong miệng, trong đó chủ yếu là vi khuẩn yếm khí, là nguyên nhân gây ra hôi thối trong miệng của bất cứ ai...
Ngửi một lần là không thể quên
TS.BS Nguyễn Khánh Long, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba khẳng định như vậy về những bệnh nhân ông phải điều trị hằng ngày. Đó là mùi do vi khuẩn yếm khí sản sinh, rất khó tả, như mùi trứng thối, mùi hoại tử...
Hôi miệng khiến người mắc bệnh này ngại giao tiếp. Ảnh kênh14
Trường hợp ấn tượng nhất BS Long gặp là một nông dân bị hôi miệng đến từ
Khoảng 85-90% các trường hợp hôi miệng có nguồn gốc từ răng miệng. Mức độ hôi miệng thay đổi trong ngày tùy thuộc vào loại thức ăn được sử dụng (như tỏi, hành, thịt, cá và bơ), cũng như phụ thuộc vào tình trạng béo phì, hút thuốc và uống rượu. Hôi miệng còn là hệ quả của các bệnh khác như bệnh viêm quanh răng, bệnh viêm xoang, viêm amidan, bệnh dạ dày hoặc suy gan, nhiễm trùng đường hô hấp dưới (phổi và phế quản), nhiễm trùng thận và suy thận, ung thư, đái tháo đường hoặc các rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, hơi thở hôi liên tục, mạn tính chỉ xảy ra khoảng 25% dân số với các mức độ khác nhau. |
Chưa hết, bệnh nhân này bị viêm lợi rất nặng, khiến không chỉ lợi bị hoại tử mà răng cũng gần như bị mủn đi. Ngoài mùi hôi do vi khuẩn yếm khí đậm đặc trong miệng, bệnh nhân này còn có mùi của lợi bị hoại tử. BS Long ví, mùi này như mùi xác chết lâu ngày.
BS Long đã lấy từng miếng cao răng to bằng đầu đũa cho bệnh nhân này. Ông cho rằng, chỉ vì thiếu hiểu biết, không biết cách vệ sinh răng miệng mà bệnh nhân này phải sống chung với bệnh hôi miệng từ hàng chục năm nay. Trong khi đó, nếu biết và được điều trị sớm, họ sẽ không đến mức bị như thế này.
Cũng có bệnh nhân bị khuyết tật đường tiêu hóa, do hở van dạ dày, dẫn đến mùi vốn có trong dạ dày cứ thế xộc lên miệng. BS Long khẳng định, bạn nôn có mùi gì, thì miệng người đó có mùi như vậy! Với dị tật này, chỉ có cách đeo khẩu trang 24/24h, may ra mới không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ai cũng là một... "thợ xây" bể phốt nếu lơ là
Miệng là cơ quan ít được tiếp xúc với ô xy nên môi trường miệng là nơi nhiều vi khuẩn sống nhất, với trên 600 loài trú ngụ. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn yếm khí. Vi khuẩn yếm khí phân hủy các chất protein thành các acid amin và sau đó lại phân hủy tiếp các acid amin thành các chất khí có mùi khó chịu.
BS Long cho biết: "Ngoài ra, do đặc điểm của miệng là có xương (răng) nằm trong khoang miệng nên buộc phải có điểm tiếp xúc hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào (niêm mạc). Chỉ trong một thời gian rất ngắn, 12 giờ, vi khuẩn có thể tạo thành các mảng bám lên răng; 24 đến 72 giờ tiếp theo, mảng bám này sẽ cứng dần. Sau một tuần chúng sẽ biến thành các mảng bám lắng đọng canxi". Đây chính là các "hố ga" tạo mùi khủng khiếp trong miệng.
Ngoài ra, vi khuẩn còn bám ở lưỡi, nhất là phía sau của lưỡi vì vùng này thường khô và khó làm sạch, vi khuẩn có thể phát triển trên các nền cặn thức ăn bám lại và các tế bào biểu mô chết. Đây chính là mảnh đất không kém phần màu mỡ cho các vi khuẩn yếm khí phát triển, sinh ra các chất có mùi hôi, đặc biệt như mùi trứng thối của các hợp chất lưu huỳnh.
Chính vì vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách chính là chìa khóa thành công cho việc ngăn ngừa và chữa trị căn bệnh hôi miệng. Chỉ cần lơ là việc vệ sinh, bệnh hôi miệng sẽ đến với bất cứ ai, bất cứ khi nào.
Vệ sinh bề mặt lưỡi hai lần một ngày là cách hiệu quả nhất để khống chế bệnh hôi miệng. Có thể sử dụng các cây nạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng để làm sạch các lớp vi khuẩn, thức ăn thừa và chất nhầy trên bề mặt lưỡi. Không nên cạo quá mạnh làm tổn thương bề mặt lưỡi và không nên cạo quá sâu về phía sau lưỡi. Ăn sáng với bữa ăn hợp lý với các thức ăn thô ráp góp phần làm sạch bề mặt phía sau lưỡi. Sử dụng kẹo cao su khi khô miệng giúp tăng tiết nước bọt và làm giảm hôi miệng. Nước bọt có tác dụng dọn sạch vi khuẩn, kháng khuẩn và kích thích hoạt động cơ học làm sạch miệng. Một số loại kẹo cao su có chứa các chất chống hôi miệng như quế, rau mùi cũng giúp giảm hôi miệng. Súc miệng kỹ trước khi đi ngủ bằng các chất súc miệng. Duy trì vệ sinh răng miệng tốt như làm sạch lưỡi, chải răng đúng quy cách, dùng chỉ tơ nha khoa và định kỳ kiểm tra răng miệng. Dùng chỉ tơ nha khoa có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch các thức ăn thừa mảng bám vi khuẩn giữa các răng. Hàm giả phải được vệ sinh đúng quy cách và ngâm trong các dung dịch sát khuẩn qua đêm. Duy trì mức nước trong cơ thể bằng cách uống vài cốc nước một ngày. Áp dụng các liệu pháp trị hôi miệng dân gian như nhai trầu cau. Tuy nhiên cả hạt cau và lá trầu đều chứa các chất có thể gây nghiện. |