Bác sĩ cảnh báo 5 hành vi thường thấy là nguyên nhân gây “phá hủy” thận
Ngày nay số người mắc bệnh thận càng gia tăng, thực tế nhiều người không biết rằng chính những thói quen trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thận.
"Tôi chính là người không coi trọng sức khỏe của bản thân", Trương Quang 32 tuổi, vô cùng hối hận sau khi biết bản thân mắc bệnh suy thận. Quê của Trương Quang ở Quý Châu, nhưng hiện tại anh đang làm việc ở Quảng Đông. Hai năm trước, trong một đợt kiểm tra sức khỏe anh bị chẩn đoán mắc viêm thận mãn tính, nhưng do không có triệu chứng bất thường, nên anh bỏ qua những cảnh báo của bác sĩ, cần phải đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi thường xuyên.
Cho đến một tháng trước, Trương Quang phát hiện bản thân thường xuyên đi đại tiện ra máu, còn có triệu chứng ho ra máu, sau đó được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Sau khi kiểm tra phát hiện, huyết sắc tố của Trương Quang là 37g/L (trong đó ở người nam bình thường trên 120g/L) và creatinine trong máu của anh ta cao tới 1400umol/L. Anh ta được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mãn tính và hiện đang được điều trị lọc máu.
Đối với bệnh thận, nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi luôn nghĩ rằng, vấn đề này chỉ dành cho người già, người trẻ sức khỏe tốt sẽ không gặp vấn đề lớn, vì vậy họ rất ít coi trọng. Bệnh thận thường không có sự khó chịu rõ ràng, nên khiến người bệnh bị trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất, giống như Trương Quang.
Vương Quốc Bảo, Bác sĩ trưởng của Khoa Thận của Bệnh viện Nam Phương (Quảng Đông, Trung Quốc) cho biết: Bệnh thận được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì ban đầu, hầu hết các bệnh về thận không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nó sẽ âm thầm làm hỏng chức năng thận của bạn.
Một khi bệnh thận mãn tính phát triển, rất khó để đảo ngược, và thậm chí phát triển thành suy thận ở giai đoạn cuối, chẳng hạn như urê huyết. Nhưng urê huyết trong suy thận mãn tính chỉ có thể dựa vào liệu pháp thay thế thận đắt tiền hoặc lọc máu suốt đời, do đó nó trở thành "căn bệnh tiêu tốn nhiều tiền nhất".
Bác sĩ Vương Quốc Bảo chỉ ra 5 thói quen thường thấy gây "phá hủy" thận.
1. Thường xuyên nhuộm tóc, sử dụng các loại mỹ phẩm làm trắng không đủ tiêu chuẩn
Thuốc nhuộm tóc và các sản phẩm làm trắng da không đủ tiêu chuẩn, có thể chứa lượng lớn chì và thủy ngân, bất luận là chì trong mỹ phẩm hay thuốc nhuộm, các thành phần được cơ thể hấp thụ, đều phải thông qua thận để bài tiết, do đó gây tổn thương cho thận. Thời gian dài sử dụng các loại sản phẩm này, càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thận.
2. Thường xuyên thức khuya
Nếu một người mất thời gian dài luôn trong tình trạng thái ngủ không đủ giấc, cơ thể rất dễ bị thay đổi về phương diện trao đổi chất, chẳng hạn như tăng cân, suy giảm glucose… Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp đôi so với những người không thức khuya.
3. Dùng thuốc tùy ý
Một trong những lý do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thận trong những năm gần đây chính là sử dụng mù quáng hoặc lạm dụng thuốc, dẫn đến tổn thương thận do thuốc. Ví dụ một số laoị thuốc thường dùng trong cuộc sống hàng ngày như thuốc cảm, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giảm cân, hay thuốc thảo dược… đều có tác dụng hạ sốt và giảm đau, lợi tiểu và các thành phần dược phẩm khác.
Nếu sử dụng trong thời gian dài, chúng có thể gây độc cho thận và cuối cùng gây bệnh thận. Ngoài ra, mù quáng sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được quảng cáo tràn lan trên thị trường, cũng có thể gây tổn thương thận.
4. Thời gian dài tiếp xúc với khói thuốc
Các chất có hại trong khói thuốc, chẳng hạn như nicotine có thể gây co thắt mạch máu, gây xơ cứng mạch máu thận, giảm cung cấp lưu lượng máu thận và ảnh hưởng đến việc kiểm soát tăng huyết áp, đồng thời, hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của bệnh nhân bị viêm thận mãn tính, gây ra tình trạng dung nạp glucose và insulin bất thường, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, vì vậy những người hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiếp xúc với khói thuốc phụ hơn 3 ngày/tuần có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và làm suy giảm chức năng thận. Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ mắc bệnh thận càng cao.
5. Ăn thực phẩm có khẩu vị mặn
Ví dụ như ăn quá nhiều muối, mà thành phần chính của muối là natri clorua. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng thể tích máu và tăng dịch kẽ trong cơ thể, có thể gây phù và tăng nguy cơ bị huyết áp cao, tăng huyết áp là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh thận.
(Nguồn: QQ)