Bác sĩ bị tố tắc trách làm bệnh nhân tử vong
Truyền túi tiểu cầu thứ 2 vào người, bệnh nhân Nguyễn Hoàng Diệp (25 tuổi, HN) bỗng rét run, có lúc người bắn hẳn lên khỏi giường. Nhưng truyền hết đến nửa túi, y tá mới đến tắt ống.
Kết quả bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ dù được cấp cứu.
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Phúc, anh trai của Diệp, thì từ ngày 24/10, Diệp có biểu hiện bị sốt nên vào Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) khám và được kết luận là sốt xuất huyết. Nhưng do tiểu cầu vẫn bình thường nên anh được cho về nhà. Đến sáng hôm sau, anh lại nhập viện vì thấy sốt cao, mệt mỏi và được điều trị tại Khoa Nội 2.
4 ngày đầu, anh chủ yếu được truyền dịch. Đến tối ngày 29/10, thì anh được truyền 3 túi tiểu cầu vì tiểu cầu hạ, chảy máu cam, chân răng. Sau đó, sức khỏe của anh tiến triển tốt. Đến chiều hôm sau thì bác sĩ yêu cầu truyền thêm 3 túi tiểu cầu nữa.
Truyền túi tiểu cầu đầu tiên vào người, Diệp vẫn cảm thấy rất bình thường. Nhưng truyền đến túi thứ 2, chỉ vài phút sau anh thấy tưng tức, khó chịu ở tay. Ngay lập tức, người nhà đã đi chạy gọi bác sĩ Trung - người yêu cầu truyền tiếp tiểu cầu - thì bác sĩ bảo "không sao cả" và vẫn tiếp tục truyền.
"Nhưng liền sau đó, Diệp bắt đầu kêu rét run lên, quằn quại, có lúc người bắn hẳn lên khỏi giường, đau toàn bộ vùng bụng. Chúng tôi vội vã thay phiên nhau đi gọi bác sĩ nhưng các bác sỹ và y tá vẫn không có hành động nào tỏ ra thực sự quan tâm", anh Phúc bức xúc kể lại.
Anh Phúc thuật lại, đến khi đã truyền được hơn nửa túi tiểu cầu thứ 2 thì bác sĩ và y tá mới quay lại tắt ống truyền. Cả bác sĩ, y tá đều tỏ ra hoảng hốt với tình trạng của bệnh nhân. Trong khi đó, Diệp đi ngoài liên tục ngay tại giường, nôn cả ra máu dù thế cả bác sĩ lẫn y tá đều bỏ đi.
"Bản thân tôi đã 2 lần chạy đi tìm bác sỹ Trung đề nghị cứu chữa nhưng lần thứ nhất, anh Trung nói em tôi 'đi ngoài được như vậy là tốt, người sẽ dễ chịu hơn'. Lần thứ 2 khi em tôi kêu khó thở, tức ngực dữ dội, tê liệt hoàn toàn một nửa đầu, rét run trên giường, thì anh Trung bảo anh hết ca trực và đã bàn giao lại cho bác sỹ khác, anh không còn trách nhiệm nữa", anh Phúc cho biết.
Sau đó, bác sĩ Trung bỏ về và một bác sĩ khác cấp cứu cho Diệp. Tuy nhiên, dù bệnh nhân được đặt ống thở ôxy ngay, sau đó được chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu nhưng sức khỏe của bệnh nhân vẫn ngày càng nguy kịch. Đến đêm anh thì được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, vì gan, thận, tim, phổi của Diệp đã bị tổn hại nghiêm trọng, thận không thể bài tiết được chất độc, phổi cũng tràn dịch nên sức khỏe đuối dần. Và bệnh nhân tử vong vào sáng ngày 2/11. Nguyên nhân tử vong được xác định là sốc phản vệ do truyền tiểu cầu.
Anh Phúc cho biết trong thời gian Diệp cấp cứu tại Bệnh Mai, bác sĩ Trung có gọi điện cho anh và nói rằng “đây là một sơ xuất đáng tiếc của ngành y” và đề nghị được gia đình thông cảm, vì bản thân anh cũng không mong muốn như vậy.
Anh Phúc cho biết, anh đã làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế, thanh tra Bộ Y tế, thanh tra Sở y tế Hà Nội để làm rõ vấn đề trách nhiệm của bác sĩ dẫn tới cái chết của em trai mình.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, sốc phản vệ do truyền tiểu cầu có thể xảy ra tuy nhiên nếu phát hiện sớm, cấp cứu kịp thì hoàn toàn có thể cứu được.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiền, Nguyên Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cho biết: "Việc sốc do truyền tiểu cầu có thể xảy ra. Về nguyên tắc, bệnh nhân đã bị sốc thì không tiếc 3-4 triệu tiền tiểu cầu mà phải dừng truyền ngay. Phát hiện sớm bệnh nhân bị sốc, cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân hoàn toàn có thể được cứu".
Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết, tất cả những thủ thuật xâm nhập vào cơ thể thì đều có thể xảy ra tai biến, ngay cả uống thuốc. Truyền những loại dịch thông thường như muối, đường cũng có thể gây sốc, truyền tiểu cầu cũng hoàn toàn có thể gây sốc.
"Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sốc do truyền tiểu cầu. Còn trường hợp bệnh nhân trên tử vong, tôi cũng không thể nói được rằng ở đây có sai phạm gì không. Vì tôi cũng chưa được biết tường tận vụ việc mà mới chỉ nghe báo cáo là sốc do truyền tiểu cầu", tiến sĩ Kính nói.
Tiểu cầu là protein lạ, nên dễ gây sốc. Nhưng nếu tiểu cầu giảm quá mức, không truyền thì bệnh nhân cũng sẽ tử vong do chảy máu. Vì thế, việc truyền hay không truyền là cân nhắc của bác sĩ và phải theo dõi thường xuyên để phát hiện những bất thường ở bệnh nhân, theo tiến sĩ Kính.
Khi được hỏi xử lý khiếu kiện của người nhà bệnh nhân như thế nào, ông Kính cho biết: "Về nguyên tắc khi có tai biến xảy ra, bệnh viện có trách nhiệm trước hết, thành lập hội đồng khoa học, hội đồng chuyên môn xem xét kỹ ca tử vong và trả lời người nhà. Nếu người nhà chưa thỏa mãn có thể yêu cầu Sở Y tế, Bộ Y tế vào cuộc".
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc. Trong khi đó, đại diện Bệnh viện Xanh Pôn, Bác sĩ Phùng Nhã Hạnh, Phó phòng kế hoạch tổng hợp, chỉ trả lời rằng "toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được chuyển sang cho thanh tra sở Sở y tế, bên thanh tra sẽ chịu trách nhiệm trả lời vụ việc này".
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Phúc, anh trai của Diệp, thì từ ngày 24/10, Diệp có biểu hiện bị sốt nên vào Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) khám và được kết luận là sốt xuất huyết. Nhưng do tiểu cầu vẫn bình thường nên anh được cho về nhà. Đến sáng hôm sau, anh lại nhập viện vì thấy sốt cao, mệt mỏi và được điều trị tại Khoa Nội 2.
4 ngày đầu, anh chủ yếu được truyền dịch. Đến tối ngày 29/10, thì anh được truyền 3 túi tiểu cầu vì tiểu cầu hạ, chảy máu cam, chân răng. Sau đó, sức khỏe của anh tiến triển tốt. Đến chiều hôm sau thì bác sĩ yêu cầu truyền thêm 3 túi tiểu cầu nữa.
Truyền túi tiểu cầu đầu tiên vào người, Diệp vẫn cảm thấy rất bình thường. Nhưng truyền đến túi thứ 2, chỉ vài phút sau anh thấy tưng tức, khó chịu ở tay. Ngay lập tức, người nhà đã đi chạy gọi bác sĩ Trung - người yêu cầu truyền tiếp tiểu cầu - thì bác sĩ bảo "không sao cả" và vẫn tiếp tục truyền.
"Nhưng liền sau đó, Diệp bắt đầu kêu rét run lên, quằn quại, có lúc người bắn hẳn lên khỏi giường, đau toàn bộ vùng bụng. Chúng tôi vội vã thay phiên nhau đi gọi bác sĩ nhưng các bác sỹ và y tá vẫn không có hành động nào tỏ ra thực sự quan tâm", anh Phúc bức xúc kể lại.
Anh Phúc thuật lại, đến khi đã truyền được hơn nửa túi tiểu cầu thứ 2 thì bác sĩ và y tá mới quay lại tắt ống truyền. Cả bác sĩ, y tá đều tỏ ra hoảng hốt với tình trạng của bệnh nhân. Trong khi đó, Diệp đi ngoài liên tục ngay tại giường, nôn cả ra máu dù thế cả bác sĩ lẫn y tá đều bỏ đi.
"Bản thân tôi đã 2 lần chạy đi tìm bác sỹ Trung đề nghị cứu chữa nhưng lần thứ nhất, anh Trung nói em tôi 'đi ngoài được như vậy là tốt, người sẽ dễ chịu hơn'. Lần thứ 2 khi em tôi kêu khó thở, tức ngực dữ dội, tê liệt hoàn toàn một nửa đầu, rét run trên giường, thì anh Trung bảo anh hết ca trực và đã bàn giao lại cho bác sỹ khác, anh không còn trách nhiệm nữa", anh Phúc cho biết.
Sau đó, bác sĩ Trung bỏ về và một bác sĩ khác cấp cứu cho Diệp. Tuy nhiên, dù bệnh nhân được đặt ống thở ôxy ngay, sau đó được chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu nhưng sức khỏe của bệnh nhân vẫn ngày càng nguy kịch. Đến đêm anh thì được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, vì gan, thận, tim, phổi của Diệp đã bị tổn hại nghiêm trọng, thận không thể bài tiết được chất độc, phổi cũng tràn dịch nên sức khỏe đuối dần. Và bệnh nhân tử vong vào sáng ngày 2/11. Nguyên nhân tử vong được xác định là sốc phản vệ do truyền tiểu cầu.
Anh Phúc cho biết trong thời gian Diệp cấp cứu tại Bệnh Mai, bác sĩ Trung có gọi điện cho anh và nói rằng “đây là một sơ xuất đáng tiếc của ngành y” và đề nghị được gia đình thông cảm, vì bản thân anh cũng không mong muốn như vậy.
"Em trai tôi đã chết một cách oan ức vì sự tắc trách của ê kíp y tá, bác sĩ", anh Phúc - anh trai của bệnh nhân tử vong cho biết. Ảnh: P.N.
Anh Phúc cho biết, anh đã làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế, thanh tra Bộ Y tế, thanh tra Sở y tế Hà Nội để làm rõ vấn đề trách nhiệm của bác sĩ dẫn tới cái chết của em trai mình.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, sốc phản vệ do truyền tiểu cầu có thể xảy ra tuy nhiên nếu phát hiện sớm, cấp cứu kịp thì hoàn toàn có thể cứu được.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiền, Nguyên Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cho biết: "Việc sốc do truyền tiểu cầu có thể xảy ra. Về nguyên tắc, bệnh nhân đã bị sốc thì không tiếc 3-4 triệu tiền tiểu cầu mà phải dừng truyền ngay. Phát hiện sớm bệnh nhân bị sốc, cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân hoàn toàn có thể được cứu".
Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết, tất cả những thủ thuật xâm nhập vào cơ thể thì đều có thể xảy ra tai biến, ngay cả uống thuốc. Truyền những loại dịch thông thường như muối, đường cũng có thể gây sốc, truyền tiểu cầu cũng hoàn toàn có thể gây sốc.
"Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sốc do truyền tiểu cầu. Còn trường hợp bệnh nhân trên tử vong, tôi cũng không thể nói được rằng ở đây có sai phạm gì không. Vì tôi cũng chưa được biết tường tận vụ việc mà mới chỉ nghe báo cáo là sốc do truyền tiểu cầu", tiến sĩ Kính nói.
Tiểu cầu là protein lạ, nên dễ gây sốc. Nhưng nếu tiểu cầu giảm quá mức, không truyền thì bệnh nhân cũng sẽ tử vong do chảy máu. Vì thế, việc truyền hay không truyền là cân nhắc của bác sĩ và phải theo dõi thường xuyên để phát hiện những bất thường ở bệnh nhân, theo tiến sĩ Kính.
Khi được hỏi xử lý khiếu kiện của người nhà bệnh nhân như thế nào, ông Kính cho biết: "Về nguyên tắc khi có tai biến xảy ra, bệnh viện có trách nhiệm trước hết, thành lập hội đồng khoa học, hội đồng chuyên môn xem xét kỹ ca tử vong và trả lời người nhà. Nếu người nhà chưa thỏa mãn có thể yêu cầu Sở Y tế, Bộ Y tế vào cuộc".
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc. Trong khi đó, đại diện Bệnh viện Xanh Pôn, Bác sĩ Phùng Nhã Hạnh, Phó phòng kế hoạch tổng hợp, chỉ trả lời rằng "toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được chuyển sang cho thanh tra sở Sở y tế, bên thanh tra sẽ chịu trách nhiệm trả lời vụ việc này".
Theo Nam Phương
Vnexpress
Vnexpress