"Bà ngoại lì xì con bao nhiêu?", bà nội hỏi nhỏ cháu và câu trả lời thể hiện EQ hơn người của cậu bé

Thiên An,
Chia sẻ

Xung quanh câu chuyện lì xì cũng có nhiều vấn đề đáng đau đầu.

Trong các mâu thuẫn giữa những mối quan hệ hiện đại, có một thứ được gọi vui là mâu thuẫn "bà nội và bà ngoại". Trên thực tế, mâu thuẫn này là có thật, nó không hẳn là hiềm khích lớn nhưng sẽ là những "cạnh tranh" nho nhỏ, bởi cả hai vốn bằng vai phải lứa với nhau và người già thì thường quan tâm đến việc trẻ thân thiết với ai hơn.

Vì cảm giác an toàn, nhiều người thường hỏi trẻ "yêu bà nội hơn hay bà ngoại hơn" và sau khi nhận được đáp án là mình, họ sẽ cảm thấy có chút… đắc ý. Hành vi này đôi khi thể hiện ngay trong việc lì xì cho con cháu.

Từ khi đẻ ra, bé Đông luôn được bà ngoại chăm sóc, đến khi bé đi mẫu giáo, bà nội lại là người đảm nhận việc chăm sóc. Do đó, tình cảm của bé với bà ngoại và bà nội gần như là "chia đôi". Tết đến, theo phong tục, ngày mùng một, bé Đông chúc Tết bà nội trước - thực chất bà nội ở luôn nhà bé.. Và sang mùng hai, cả nhà Đông mới qua nhà bà ngoại, chúc Tết bà và họ hàng xung quanh.

Cách chúc Tết này khiến bà nội có hơi chút "âu lo", bởi vì bé tới nhà bà ngoại sau nhà mình. Nếu bà ngoại hỏi bé "Bà nội đã lì xì con bao nhiêu?" rồi sau đó cho bé nhiều tiền lì xì hơn, bà sẽ cảm thấy không an toàn và lo lắng rằng liệu bé có thích bà ngoại hơn vì "tiền lì xì nhiều hơn" không.

"Bà ngoại lì xì con bao nhiêu?", bà nội hỏi nhỏ cháu và câu trả lời thể hiện EQ hơn người của cậu bé- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chính vì thế, sau khi bé Đông từ nhà bà ngoại trở về vào mùng hai, bà nội đã tìm lúc không có ai và hỏi nhỏ bé: "Thế bà ngoại lì xì con bao nhiêu tiền thế?".

Ban đầu, bà nội nghĩ rằng bé sẽ trả lời thẳng số tiền, dù sao thì bé vẫn còn nhỏ và dễ "dỗ". Nhưng rồi, những gì bé nói sau đó là điều bà nội không hề nghĩ tới.

Bé nói: "Tiền lì xì của con ở chỗ mẹ rồi, mẹ giúp con giữ rồi nội ạ. Hôm qua con muốn chơi với Oscar (tên của chú chó Labrador ở nhà bà ngoại), nên con chưa kịp xem có bao nhiêu tiền trong phong bao lì xì".

Phản ứng của bé Đông khiến bà nội rất bất ngờ. Bà cũng không thể hỏi trực tiếp mẹ bé được nên câu chuyện đã trôi qua ở đây.

Thực tế, phản ứng này của bé Đông không phải do chính bé nghĩ ra, mà là do mẹ bé đã chỉ bảo. Bởi vì bà ngoại của bé cũng giống như bà nội, cũng sợ rằng nếu đưa ít tiền lì xì hơn, bé sẽ thân thiết hơn với bà nội. Do đó, khi bé đi chúc Tết, bà cũng đã hỏi nhỏ bé cùng một câu hỏi, và câu trả lời của bé cũng như nhau, từ đó tránh được sự so sánh giữa hai người bà và loại bỏ nhiều khả năng "mâu thuẫn nội bộ" trong gia đình.

Thực chất, tiền lì xì vào dịp Tết là lời chúc may mắn đầy ý nghĩa từ người lớn đến con cháu và chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa văn hóa của nó. Thêm vào đó, khi trẻ nhận tiền lì xì vào dịp Tết, cũng là lúc thể hiện sự giáo dục gia đình, vì vậy, có những điều không nên làm và phụ huynh cần phải chú ý nhắc nhở trẻ.

Trong dịp Tết, khi nhận phong bao lì xì, trẻ nên làm gì và không nên làm gì?

Hãy dạy trẻ những điều này từ sớm, để trẻ không trở nên mất lịch sự trong mắt người khác và cho thấy trẻ đã được giáo dục tốt.

Khi trẻ nhận tiền lì xì, cần lưu ý "3 điều kiêng kỵ":

① Tránh mở phong bao ngay trước mặt mọi người

Tiền lì xì là lời chúc may mắn, việc mở phong bao lì xì ngay trước mặt người lớn để kiểm tra số tiền bên trong là hành vi thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng, thể hiện việc quá chú trọng vào số tiền mà bỏ qua ý nghĩa văn hóa của tiền lì xì, cũng cho thấy trẻ tiếu sự lễ phép và giáo dục cần thiết.

② Tránh bình luận về số tiền trong phong bao lì xì

Sau khi biết số tiền lì xì, trẻ không nên bình luận về số tiền đó, bởi việc này tương đương với việc xem người lớn như đề tài để nói chuyện, và đặt bản thân mình vào vị thế cao hơn, đó là hành động thiếu tôn trọng lớn.

"Bà ngoại lì xì con bao nhiêu?", bà nội hỏi nhỏ cháu và câu trả lời thể hiện EQ hơn người của cậu bé- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

③ Tránh so sánh với người khác

Hành vi so sánh rất không nên, không những có thể khiến mối quan hệ giữa trẻ và bạn bè trở nên căng thẳng hơn, mà còn có thể khiến một số người lớn không hài lòng, bởi vì mọi người đều muốn mặt mũi. Nếu trẻ thường xuyên nhắc đến việc "XX đã cho tôi XX tiền lì xì, XX cho nhiều hơn" trước mặt người khác, điều đó sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Khi nhận tiền lì xì, trẻ biết những phép lịch này sẽ thể hiện sự giáo dục tốt:

① Lưu ý sự lễ phép, nhận phong bao bằng hai tay

Khi nhận lời chúc từ người lớn, trẻ cần phải thể hiện sự tôn trọng tương xứng. Thực tế, việc nhận phong bao bằng hai tay không chỉ là lễ phép với người lớn mà còn thể hiện sự quan tâm và trọng thị đối với lời chúc, biểu thị việc bạn chấp nhận lời chúc này và sẽ hưởng lợi từ nó. Sau khi nhận được phong bao, cần phải nói "cảm ơn" với người lớn.

② Chú ý đến nghi thức, chúc Tết trước rồi mới nhận phong bao lì xì

Thông thường khi đi chúc Tết và nhận tiền lì xì cần có một quy trình nghi thức nhất định, mặc dù chi tiết cụ thể có thể khác nhau ở mỗi địa phương, nhưng tựu chung lại đều là "chúc Tết trước, sau đó nhận phong bao lì xì".

Vì vậy, trẻ không nên vừa vào cửa đã đòi lì xì. Nếu trẻ thực sự muốn nhận phong bao lì xì từ người lớn, bé có thể bắt đầu chúc Tết ngay khi bước vào cửa.

Sau khi chúc Tết, người lớn sẽ tự nhiên đưa ra phong bao lì xì, hai hành động này có cùng kết quả nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.

"Bà ngoại lì xì con bao nhiêu?", bà nội hỏi nhỏ cháu và câu trả lời thể hiện EQ hơn người của cậu bé- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

③ Sau khi nhận tiền lì xì, cần giao cho phụ huynh giữ giúp

Điều này được xem xét chủ yếu dựa trên ba vấn đề, thứ nhất là ý thức giữ tiền của trẻ không mạnh, cộng với việc chạy nhảy mùa Tết, tỉ lệ bị mất tiền lì xì khi tự mình giữ là khá cao.

Thứ hai là tránh bị người khác lấy cắp, như bị trộm, cướp, hoặc bị một số chủ quán chèo kéo mua hàng.

Thứ ba là để tránh trẻ tiêu tiền linh tinh và cũng tránh việc trẻ phát triển những thói quen tài chính không tốt.

Tuy nhiên, phụ huynh chỉ giữ tiền thay cho trẻ, không thể "tuỳ tiện chiếm đoạt" tiền lì xì của trẻ mà không có sự đồng ý của chúng.

Chia sẻ