Bà mẹ 3 con này đã là người thứ 3 trên thế giới trị dứt điểm ung thư hạch bạch huyết
Emily Dumler khỏi hẳn ung thư hạch bạch huyết trong lần thứ hai điều trị - điều mà chính bản thân cô cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Emily Dumler đã ngừng mọi kế hoạch trong suốt phần đời còn lại của mình sau 2 lần chữa trị ung thư. Bà mẹ 3 con mới 34 tuổi được khuyến cáo chỉ còn 6 tháng để sống sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra sau lần điều trị ung thư thứ 2. Emiy trở thành người thứ 3 trên thế giới được thử nghiệm liệu pháp miễn dịch và điều ấy đã cứu sống cô.
Trước đó, Emily (sống tại thành phố Kansas, Missouri) được chẩn đoán mắc ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 3 vào tháng 10 năm 2013. Bây giờ, ở tuổi 36, bệnh tình của cô đã thuyên giảm rõ rệt trong hơn 2 năm. Cô khẳng định liệu pháp miễn dịch đã cứu sống mạng mình và tương lai của y học đã mở sang một trang mới về khả năng khống chế bệnh ung thư.
Emily Dumler đã ngừng mọi kế hoạch trong suốt phần đời còn lại của mình sau 2 lần chữa trị ung thư.
Chia sẻ với Dailymail Online, Emily (Giám đốc giáo dục tôn giáo tại Nhà thờ Thánh Tâm) cho hay: "Đến bây giờ tôi vẫn không thể tin nổi điều kỳ diệu là mình đã sống sót sau khi bị ung thư. Các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết bao gồm sốt, hạch lympho mở rộng, giảm cân, và luôn hụt hơi. Tuy nhiên tôi đã không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trước đó".
Dấu hiệu duy nhất mà cô có chính là đau dạ dày. Khi ấy, Emily phải nhập viện ở địa phương. Cô bắt đầu thấy có điều gì đó không ổn khi đi vệ sinh và nhận ra có một lượng máu đáng kể trong phân. Emily vội vã nói với bác sĩ của mình, sau đó cô được nhập viện khẩn cấp. Các bác sĩ giữ cô trong bệnh viện 43 ngày vì thấy có dấu hiệu suy giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) - một tình trạng đặc trưng bởi mức tiểu cầu thấp, các tế bào máu ngăn ngừa chảy máu.
Đây là một tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, chỉ cần chạm nhẹ vào đầu là bạn cũng có thể bị chảy máu trong. Trong thời gian đó, các bác sĩ đã thực hiện một loạt các xét nghiệm và điều trị, bao gồm 50 lần truyền máu, sử dụng steroid và sử dụng các thủ thuật loại bỏ lá lách.
Dấu hiệu duy nhất mà cô nhận được chính là đau dạ dày .
Sau khi trải qua một lần chụp PET, các bác sĩ đã chẩn đoán cô ấy bị ung thư hạch bạch huyết. Ung thư hạch không Hodgkins là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào bạch huyết được gọi là lymphocytes, là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau 6 đợt điều trị hóa chất giữa tháng 10 năm 2013 và tháng 1 năm 2014, bệnh U lymphoma không Hodgkins - nằm trong ruột non - đã được thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong lần nội soi đại tràng thông thường vào tháng 8/2014, bác sĩ phát hiện ra căn bệnh ung thư đã trở lại. Emily nhận thấy rõ cơ thể mình đang bị tàn phá. Vào tháng 1/2015, cô đến Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Texas để nhận được một cuộc ghép tế bào gốc autologous, một phương pháp điều trị được sử dụng cho những bệnh nhân bị u lympho không Hodgkin tái phát hoặc không đáp ứng đầy đủ để điều trị.
Emily được điều trị hóa chất sau khi biết bị ung thư.
Đối với thủ thuật nguy hiểm, Emily đã được đặt vào liều cao của hóa trị liệu để diệt tất cả các tế bào ung thư. Thủ tục này cũng giết chết tủy xương – nơi sản xuất tế bào máu. Sau đó, họ đưa các tế bào gốc - được thu thập từ các tủy xương trước khi điều trị vào cơ thể để làm mới hệ thống miễn dịch, cho phép tủy xương sản sinh các tế bào máu mới. Tuy nhiên, vào tháng 4, Emily được phát hiện ra sự cấy ghép không thực sự làm việc.
Chia sẻ với Dailymail, Emily cho hay: "Tại thời điểm như tôi khi ấy, bạn không có nhiều lựa chọn". Giảm 88kg sau khi ghép tế bào gốc, Emily được thông báo chỉ còn 6 tháng để sống. Vô vọng, cô ngừng mọi kế hoạch với gia đình bé nhỏ của mình, ngừng mua quần áo mới bởi không nghĩ còn nhiều thời gian có thể mặc chúng. Cô cũng không dám đặt một chuyến du lịch gia đình vì không biết mình có thể sống được đến mùa hè hay không. Cô không muốn từ bỏ hi vọng nhưng đồng thời cũng luôn cảm thấy vô vọng.
Giảm 88kg sau khi ghép tế bào gốc, Emily được thông báo chỉ còn 6 tháng để sống.
Vào tháng 5 năm 2015, bác sĩ của Emily nói rằng cơ hội sống sót duy nhất là thử nghiệm lâm sàng sử dụng một loại liệu pháp miễn dịch được gọi là CAR-T để điều trị ung thư. Liệu pháp CAR-T liên quan đến việc loại bỏ các tế bào T của bệnh nhân và sử dụng kỹ thuật di truyền để tấn công khối u của bệnh nhân. Các tế bào T sau đó được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Các tế bào của Emily sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm ở California để các nhà khoa học có thể tái thiết lập các tế bào T với thụ thể liên kết với protein chuyên biệt cho bệnh ung thư.
"Những thụ thể tìm ra các tế bào ung thư trong cơ thể có thể trốn khỏi hệ thống miễn dịch", Emily giải thích. Một khi tìm ra, chúng sẽ tiêu diệt lẫn nhau. Emily không nhận được tế bào T nào cho đến 2 tháng sau đó. Sự chờ đợi là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với cô. Trong thời gian ấy, sức khỏe cô trở nên tệ hơn. Khi nhận được các tế bào quay trở lại, chúng được truyền vào máu của cô thông qua tiêm tĩnh mạch trong 5-10 phút. Emily trở thành bệnh nhân thứ ba được điều trị miễn dịch cho bệnh ung thư hạch bạch huyết không Hoddkins.
Các tế bào của Emily sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm ở California để các nhà khoa học có thể tái thiết lập các tế bào T với thụ thể liên kết với protein chuyên biệt cho bệnh ung thư.
Mặc dù vậy, đây không phải là quá trình dễ dàng. Emily cho biết cô phải nhập viện trong 9 ngày và chúng cũng có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Những phản ứng phụ này bao gồm sốt cao, đau nhức, độc thần kinh, huyết áp thấp và nhịp tim cao. Tuy nhiên, triệu chứng đáng sợ nhất mà cô trải qua là mất chức năng nhận thức. Tác dụng phụ này chỉ kéo dài khoảng 36 giờ, nhưng vào thời điểm đó các bác sĩ không biết điều gì sẽ xảy ra vì việc điều trị là mới mẻ và cô ấy là bệnh nhân thứ ba trải qua.
Một tháng sau, cô quay trở lại Texas để khám và được công nhận bệnh tình đã thuyên giảm hoàn toàn. Ung thư thực sự biến mất trong vài ngày sau khi nhận được tế bào T. Các bác sĩ trên toàn thế giới đều vô cùng sửng sốt, tin đây là phép lạ mang lại hi vọng mới sáng ngời cho bệnh nhân ung thư.
(Nguồn: Dailymail)