Ảnh: Người dân Hà Nội thích thú khi chuyên gia người Nhật trực tiếp tắm dưới sông Tô Lịch

Hoài Nam,
Chia sẻ

Ngày 8/8, chuyên gia Nhật Bản đã tắm trên đoạn sông thử nghiệm để chứng minh kết quả làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor.

Để chứng minh việc thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch (khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) bằng công nghệ Nano - Bioreactor đem lại hiệu quả, nguồn nước sau xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam.

Chiều 8/8, TS.Kubo Jun - Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã vào bể nước đạt tiêu chuẩn sau xử lý bằng công nghệ này để tắm, ngụp lặn trước sự chứng kiến của người dân khu vực.

ANH1 (1)

ANH2 (1)

Khu vực trình diễn thí điểm lần 2 công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch.

"Khi tôi bước vào bể nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam sau khi xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản, tôi thấy nước hoàn toàn không có mùi hôi. Tôi ngụp lặn và rửa mặt bằng nguồn nước này cảm giác như mình đang tắm ở bể bơi nước ngọt thông thường", TS.Kubo Jun nói.

Sau khoảng 20 phút tắm, ngụp lặn ở bể nước nói trên, ông không cảm thấy ngứa hay có bất cứ khó chịu nào sau khi lên bờ.

ANH3 (2)

ANH4 (2)

ANH5 (2)

TS. Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản ngụp lặn tại bể xử lý nước đạt chuẩn bằng công nghệ Nhật Bản tại sông Tô Lịch.

Trước đó, ngày 6/8, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) và tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã cho công nhân lắp đặt các thiết bị trong khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch.

ANH6 (1)

TS.Kubo Jun còn dùng gáo múc nước dội lên đầu trước sự chứng kiến của đông đảo người dân khu vực.

Khu vực trình diễn gồm toàn bộ quá trình xử lý yếm khí, hiếu khí, xử lý nước thải sông Tô Lịch thành nước đạt chuẩn quy chuẩn Việt Nam.

Theo đó, khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể. Bể đầu tiên là bể xử lý yếm khí, trong đó đặt tấm Bioreator kích hoạt vi sinh vật kị khí, cung cấp giá thể cho vi sinh vật.

Bể thứ hai là bể hiếu khí, đặt máy sục khí Nano nhằm kích hoạch vi sinh vật hiếu khí. Sau đó đến bể bùn hữu cơ phân hủy, trơ lại bùn vô cơ lắng lại. Bể cuối cùng là bể nước đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) dùng tắm rửa sinh hoạt được.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại (khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội):

ANH7 (2)

TS.Kubo Jun còn lấy mẫu nước tại bể này để so sánh với một mẫu nước trước khi chưa xử lý để chứng minh cho hiệu quả của công nghệ Nhật Bản.

ANH8 (2)

ANH9 (2)

Được biết, nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ cho 14 đội thi công đứng dọc 14km sông Tô Lịch, trong 1 ngày sẽ lắp đặt xong toàn bộ hệ thống.

Chia sẻ