Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô

Gia Đoàn,
Chia sẻ

Tháng 6, khi ngày mùa của vụ lúa chiêm còn chưa kịp nghỉ ngơi thì người nông dân lại hối hả chạy đua với thời gian để chuẩn bị làm đất canh tác vụ mới. Số rơm rạ không sử dụng thay vì đem đi phơi như trước, người nông dân đốt ngay tại ruộng gây nên cảnh khói trắng dày đặc.

Những ngày này, đi về các huyện ngoại thành Hà Nội như Quốc Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn... người nông dân đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa. Mấy năm gần đây, do không có nhu cầu sử dụng lúa sau khi thu hoạch xong số rơm, rạ người nông dân thu gom rồi đốt ngay tại ruộng khiến khói mù trời làm không khí thêm ô nhiễm.

Theo ghi nhận, dọc theo tuyến QL 32 đoạn qua xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vào thời gian buổi chiều, người dân lại rủ nhau ra ruộng thu gom số rơm khô từ máy gặt để lại mang đi đốt. 

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 1.

Những ngày này, đi về các huyện ngoại thành Hà Nội như Quốc Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn... người nông dân đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa. Không có nhu cầu sử dụng rơm rạ, người dân để khô rồi đốt rơm ngay tại ruộng.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 2.

Nhìn từ xa những ngôi nhà cao tầng chìm trong làn khói trắng dày đặc.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 3.

Những năm gần đây, người dân thu hoạch lúa bằng máy do đó rơm rạ được vò nát rồi xả ra luôn tại ruộng. Phần vì ngại đi khắp ruộng thu gom rơm, phần vì không có nhu cầu sử dụng nên người dân để rơm khô ngay tại ruộng rồi đem đốt.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 4.

Một số người dân cho biết họ đốt rơm tại ruộng vừa không mất công dọn dẹp, tro của rơm rạ sau khi đốt xong có thể làm phân bón tự nhiên cho mùa vụ kế tiếp.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 5.

Cô Nguyễn Thị Loan, 45 tuổi, ở xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ cho biết thời tiết nắng nóng chỉ cần hong 2-3 hôm là có thể gom lại đốt. "Quanh khu vực này, nhà ai cũng đều đốt tại ruộng rồi lấy tro bón ruộng. Ngày trước hay đun nấu bằng rơm với chăn nuôi bò thì còn mang rơm về có khi phải xin thêm rơm về phơi, chứ giờ nấu bếp ga có mang về cũng chẳng làm gì", cô Loan cho biết.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 6.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 7.

Khói rơm rạ khi đốt bay vào cả đường làng, ngõ xóm. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 8.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 9.

Hình ảnh ghi nhận tại 1 cánh đồng thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hàng chục đám khói dày đặc bốc lên, khắp nơi không khí đậm đặc khói.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 10.

Rơm rạ sau khi đốt xong, lớp than đen người dân xem đó như là lớp phân bón cho vụ mùa kế tiếp.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 11.

Để kịp làm đất cho vụ mùa kế tiếp, người dân gặt xong đến đâu phơi rồi thu gom đốt luôn tới đó.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 12.

Một số hộ chăn nuôi lấy xe đẩy mang rơm về sử dụng.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 13.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 14.

Rơm rạ được thu gom thành từng đống và châm lửa đốt ngay trên cánh đồng.

Ảnh: Khói rơm rạ mịt mù bao phủ cửa ngõ Thủ đô - Ảnh 15.

“Trâu, bò nhà tôi không có, không đốt thì mang về nhà làm gì, đang đốt dở mà người ta bảo không cho đốt nữa nên tôi đành ôm mang về nhà", người phụ nữ này nói.

Chia sẻ