Ăn uống kiểu Ấn Độ: hệ quả là thiếu máu

T. Liên - Theo Livestrong,
Chia sẻ

Mặc dù hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra trên toàn thế giới, nhưng chế độ ăn uống phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như Ấn Độ, lại có nguy cơ làm cho tình trạng thiếu máu tăng lên nhanh chóng.

Thiếu máu là hiện tượng thiếu hemoglobin trong các tế bào máu đỏ. Tình trạng nghiêm trọng này làm chậm tốc độ hấp thụ oxy vào máu, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, tóc dễ gãy rụng và giảm khả năng nhận thức. Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, những người đàn ông trong độ tuổi từ 18 - 70 cần 8 -11 gram chất sắt mỗi ngày. Phụ nữ trong độ tuổi này cũng cần từ 15 đến 18 gram chất sắt mỗi ngày. Chế độ ăn uống không đủ sắt chính là nguyên nhân chính của bệnh thiếu máu. Sự thiếu hụt vitamin khác cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Mặc dù hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra trên toàn thế giới, nhưng chế độ ăn uống phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như Ấn Độ, lại có nguy cơ làm cho tình trạng thiếu máu tăng lên nhanh chóng.

Điển hình là chế độ ăn uống sau đây sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu máu:

Các loại sắt

Có hai loại chất sắt là sắt có và không có hemoglobin (heme). Các loại thực phẩm như đậu và rau quả, cung cấp chất sắt không có heme, trong khi chất sắt chứa heme được tìm thấy trong thịt động vật. Cả hai loại chất sắt đóng góp vào mức độ hemoglobin của bạn, nhưng cơ thể bạn hấp thụ chất sắt heme dễ dàng hơn nhiều so với chất sắt không có heme. Sự khác biệt trong tỷ lệ hấp thụ đòi hỏi bạn phải ăn nhiều thực phẩm chứa sắt không chứa heme để đạt được mức độ sắt cần thiết.
 

Hạn chế ăn thịt

Ở Ấn Độ, bò được coi là động vật linh thiêng nên thịt bò không có mặt trong chế độ ăn kiêng của người Ấn Độ. Thịt gà thì thường xuất hiện thường xuyên trong các món ăn truyền thống của Ấn Độ. Trong khi thịt bò nạc chứa rất nhiều chất sắt thì thịt gà và thịt gà tây cung cấp chất sắt ít hơn đáng kể. Gan gà là bộ phận cũng chứa nhiều sắt nhất trong thịt gà, nhưng có khá nhiều người không thích món ăn này. Vậy nên, nếu bạn ăn một chế độ ăn hạn chế thịt thì sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Không đủ rau xanh

Các chế độ ăn uống theo kiểu Ấn Độ thường bao gồm một số lượng không đủ các loại rau màu xanh lá cây, chẳng hạn như rau bina và cải xoăn - 2 loại rau cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có thể phá vỡ chế độ ăn uống bổ sung sắt cho cơ thể. Năm 2007, một nghiên cứu được công bố trong tạp chí "Ấn Độ Pediatrics" phát hiện ra rằng số lượng các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate và vitamin A trong chế độ ăn của trẻ em Ấn Độ cũng không đầy đủ. Ngay cả khi chế độ ăn uống của Ấn Độ bao gồm đầy đủ chất sắt không có heme thì cơ thể cũng không thể hấp thụ đủ sắt nếu không có các vi chất dinh dưỡng cần thiết.

Không đầy đủ Vitamin C

Vitamin C cho phép hấp thu chất sắt vào dòng máu sau khi vi chất dinh dưỡng khác có thể phá vỡ khoáng chất. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C khi ăn các thực phẩm chứa chất sắt không có heme như đậu và các loại đậu để làm tăng hấp thụ sắt cho cơ thể là điều hết sức cần thiết để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vì vậy, đừng quên ăn những lát trái cây họ cam quýt, như chanh hoặc cam...

Chia sẻ