Ăn rau trị bệnh
“Đói ăn rau, đau uống thuốc” là lời dạy của người xưa, nhưng nếu biết công dụng của lá rau vườn nhà thì chúng cũng trở thành thuốc.
Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi hướng dẫn nhiều cách dùng rau trị bệnh trong dân gian. Nếu da dẻ xấu xí, nổi mụn, kém vẻ mịn màng thì hãy dùng rau đắng. Những món dễ dùng là cháo cá rau đắng, lẩu mắm. Rau đắng được ăn sống sẽ tăng cường hoạt tính đẩy bệnh ra khỏi cơ thể… Nếu tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, ngày uống thuốc sắc từ 12g rau đắng phơi khô.
Người bị huyết áp cao nên dùng rau cần tây. Mỗi ngày dùng một cây tươi, thái nhỏ, đun nước và chia làm nhiều lần để uống trong ngày. Khi dùng thuốc này nên kèm theo một máy đo huyết áp để nắm rõ tình hình… lên xuống! Nhưng người xưa cũng nhắc kỹ: “Chỉ uống “thuốc” đến khi có kết quả thì ngưng, không nên kéo dài”.
Rau cải cúc thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu lại là vị thuốc chữa ho. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát... Riêng trẻ em, khi bị ho cần thái nhỏ 6g cải cúc cho vào chén nhỏ, thêm chút đường trắng, hấp trong nồi cơm, lấy nước cho bé uống sẽ thấy dịu cơn ho.
Chữa ho hen, cảm cúm còn có rau tần dày lá. Dùng từ năm - bảy lá rửa sạch ngâm muối, sau đó nhai và ngậm sẽ thấy cơn ho, cảm dịu dần. Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc ho làm từ loại rau này. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các loại lá chữa ho chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng kháng sinh.
Trong các loại rau thơm, rau tía tô thường được dùng để cuốn tôm thịt, ăn bún thịt nướng, bún ốc, nấu cà. Rau này còn dùng để chữa ho, trừ đờm, tê thấp..., mỗi ngày sắc từ 3 - 10g lá và hạt tía tô uống. Nếu ăn cua, cá bị đau bụng, nôn mửa thì giã lá tía tô tươi vắt lấy nước uống, nếu không có lá tươi thì dùng 10g lá khô sắc nước uống (công thức sắc thuốc: dưới 30g lá thuốc thì cho vào khoảng 200 - 300ml nước, nấu còn 1/3).
Rau má thường được dùng làm nước giải khát, nấu canh ăn cho mát… Nhưng nếu sau khi sinh thiếu sữa cho con thì đây là vị thuốc lợi sữa. Cách dùng đơn giản, chỉ cần nấu canh ăn là thấy ngay công dụng. Rau má còn có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu… Bà đẻ bị sót nhau thì dùng rau ngót, lặt độ 40g rau ngót, rửa sạch giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, vắt lấy 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau khi uống chừng 15 - 20 phút, nhau sẽ ra. Theo GS Đỗ Tất lợi thì vị thuốc này còn có công hiệu cho cả những người chậm hành kinh. Trẻ em bị tưa lưỡi, khóc không bú được, chỉ cần giã 5 - 10g lá rau ngót tươi, vắt lấy nước, thấm vào bông gòn quấn vào tay rơ lưỡi, lợi và vòm miệng, hai ngày sau là bú được. Rau đay dùng để nấu canh cua, nấu cùng mướp và tôm khô cũng… lợi sữa.
Nếu tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150 - 200g vào mỗi bữa ăn chính, các tuần lễ sau, ăn hai lần, mỗi lần 200 - 250g sẽ thấy lượng sữa tăng. Tỷ lệ chất béo trong sữa cũng tăng hơn mức trung bình.
Trong trường hợp đau khổ vì ách tắc giao thông tại “cửa sau” hãy dùng rau mồng tơi. Nếu muốn tăng tốc thì chấm với mè rang vàng trộn muối. Rau húng quế thường hiện diện trong dĩa rau ăn kèm phở, bánh xèo. Miền Nam còn lấy hạt của húng quế để ăn cho mát, gọi là hạt é. Cho khoảng 6 - 10g hạt é vào nước chờ nở rồi trộn đường và nước hoa bưởi ăn để nhuận tràng.
Rau ngổ ngoài việc làm gia vị giúp thức ăn dậy mùi còn dùng làm thuốc. Người dân dùng rau ngổ để chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, mỗi ngày dùng thuốc sắc từ 12 - 20g rau ngổ. Có cùng công dụng với rau ngổ là rau răm. Rau răm có công dụng kích thích tiêu hóa, kém ăn, giảm bớt tính hàn lạnh của món ăn. Vì thế, khi ăn nghêu, sò, ốc, hến, rau trộn gỏi, nên gắp thêm ít rau răm để… ấm bụng và ngừa đi tiêu ra nước.
Ảnh: SS
Người bị huyết áp cao nên dùng rau cần tây. Mỗi ngày dùng một cây tươi, thái nhỏ, đun nước và chia làm nhiều lần để uống trong ngày. Khi dùng thuốc này nên kèm theo một máy đo huyết áp để nắm rõ tình hình… lên xuống! Nhưng người xưa cũng nhắc kỹ: “Chỉ uống “thuốc” đến khi có kết quả thì ngưng, không nên kéo dài”.
Rau cải cúc thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu lại là vị thuốc chữa ho. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát... Riêng trẻ em, khi bị ho cần thái nhỏ 6g cải cúc cho vào chén nhỏ, thêm chút đường trắng, hấp trong nồi cơm, lấy nước cho bé uống sẽ thấy dịu cơn ho.
Chữa ho hen, cảm cúm còn có rau tần dày lá. Dùng từ năm - bảy lá rửa sạch ngâm muối, sau đó nhai và ngậm sẽ thấy cơn ho, cảm dịu dần. Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc ho làm từ loại rau này. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các loại lá chữa ho chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng kháng sinh.
Canh rau má nấu tôm - Ảnh: Internet
Trong các loại rau thơm, rau tía tô thường được dùng để cuốn tôm thịt, ăn bún thịt nướng, bún ốc, nấu cà. Rau này còn dùng để chữa ho, trừ đờm, tê thấp..., mỗi ngày sắc từ 3 - 10g lá và hạt tía tô uống. Nếu ăn cua, cá bị đau bụng, nôn mửa thì giã lá tía tô tươi vắt lấy nước uống, nếu không có lá tươi thì dùng 10g lá khô sắc nước uống (công thức sắc thuốc: dưới 30g lá thuốc thì cho vào khoảng 200 - 300ml nước, nấu còn 1/3).
Rau má thường được dùng làm nước giải khát, nấu canh ăn cho mát… Nhưng nếu sau khi sinh thiếu sữa cho con thì đây là vị thuốc lợi sữa. Cách dùng đơn giản, chỉ cần nấu canh ăn là thấy ngay công dụng. Rau má còn có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu… Bà đẻ bị sót nhau thì dùng rau ngót, lặt độ 40g rau ngót, rửa sạch giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, vắt lấy 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau khi uống chừng 15 - 20 phút, nhau sẽ ra. Theo GS Đỗ Tất lợi thì vị thuốc này còn có công hiệu cho cả những người chậm hành kinh. Trẻ em bị tưa lưỡi, khóc không bú được, chỉ cần giã 5 - 10g lá rau ngót tươi, vắt lấy nước, thấm vào bông gòn quấn vào tay rơ lưỡi, lợi và vòm miệng, hai ngày sau là bú được. Rau đay dùng để nấu canh cua, nấu cùng mướp và tôm khô cũng… lợi sữa.
Cháo cá rau đắng - Ảnh: Internet
Nếu tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150 - 200g vào mỗi bữa ăn chính, các tuần lễ sau, ăn hai lần, mỗi lần 200 - 250g sẽ thấy lượng sữa tăng. Tỷ lệ chất béo trong sữa cũng tăng hơn mức trung bình.
Trong trường hợp đau khổ vì ách tắc giao thông tại “cửa sau” hãy dùng rau mồng tơi. Nếu muốn tăng tốc thì chấm với mè rang vàng trộn muối. Rau húng quế thường hiện diện trong dĩa rau ăn kèm phở, bánh xèo. Miền Nam còn lấy hạt của húng quế để ăn cho mát, gọi là hạt é. Cho khoảng 6 - 10g hạt é vào nước chờ nở rồi trộn đường và nước hoa bưởi ăn để nhuận tràng.
Rau ngổ ngoài việc làm gia vị giúp thức ăn dậy mùi còn dùng làm thuốc. Người dân dùng rau ngổ để chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, mỗi ngày dùng thuốc sắc từ 12 - 20g rau ngổ. Có cùng công dụng với rau ngổ là rau răm. Rau răm có công dụng kích thích tiêu hóa, kém ăn, giảm bớt tính hàn lạnh của món ăn. Vì thế, khi ăn nghêu, sò, ốc, hến, rau trộn gỏi, nên gắp thêm ít rau răm để… ấm bụng và ngừa đi tiêu ra nước.