Ăn gừng nên gọt vỏ hay không gọt vỏ?
Gừng vừa là gia vị quen thuộc, vừa là loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh, vậy ăn gừng nên gọt vỏ hay không gọt vỏ để loại gia vị này phát huy hết tác dụng?
Theo bài viết của Lương y Trần Đăng Tài trên Báo Sức khoẻ Đời sống, nhiều quan điểm cho rằng ăn gừng không gọt vỏ sẽ gây ra bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cũng có người nói gọt vỏ sẽ làm giảm mùi thơm của gừng.
Người xưa sử dụng gừng là loại gia vị thông dụng trong nhà bếp. Gừng không chỉ tạo mùi thơm độc đáo cho các món ăn mà còn có giá trị là vị thuốc chữa bệnh. Theo kinh nghiệm của người xưa vỏ gừng tính mát, gừng bỏ vỏ ra thì tính nóng.
Gừng bỏ vỏ: Khi bỏ vỏ ngoài, gừng có tính ấm, độ cay ấm cao và tác dụng kích thích tiêu hoá, tiết dịch dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, gừng còn bồi bổ dạ dày, chống buồn nôn, giải độc.
Gừng nguyên vỏ: Bản chất của vỏ gừng có tính mát, chứa các hoạt chất dễ bay hơi và nhiều chất dinh dưỡng. Vỏ gừng có thể thúc đẩy lưu thông nước và tiêu sưng giảm tấy. Ngoài ra, vỏ gừng giúp giảm bớt các triệu chứng phù nề, tăng nhu động ruột giảm táo bón và giảm hôi miệng.
Việc ăn gừng gọt vỏ hay không gọt vỏ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người. Nếu có các triệu chứng bệnh lý phù thũng, táo bón, hôi miệng thì bạn nên ăn gừng để nguyên vỏ. Còn dùng trong nấu các thực phẩm có tính lạnh như cua, ốc, hến thì dùng tính cay ấm của gừng đã gọt vỏ để hóa giải các tính lạnh của các thực phẩm đó.
Những trường hợp đang bị cảm lạnh và những người tỳ vị, tiêu hóa kém cần lưu ý nên ăn gừng gọt vỏ. Vỏ gừng có tính mát không giúp làm giảm mồ hôi và thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Những lợi ích của gừng với sức khỏe
Chống lão hóa: Gừng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể một cách hiệu quả, từ đó làm chậm tốc độ lão hóa tế bào và giúp bạn trẻ lâu.
Cải thiện khả năng miễn dịch: Trong gừng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh thông thường khác. Vào mùa lạnh, uống một tách trà gừng không chỉ tác dụng xua tan cảm lạnh, làm ấm cơ thể mà còn ngăn ngừa cảm lạnh.
Viêm dạ dày, viêm đường tiêu hoá: Gừng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt, có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng như khó tiêu, đau dạ dày. Đồng thời, gừng còn chống viêm và hiệu quả trong việc làm giảm các bệnh viêm nhiễm như viêm dạ dày, viêm đường ruột.
Điều trị tiểu đường và tim mạch: Gừng có chất curcumin và các thành phần khác có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và lipid trong máu, đồng thời phụ trợ tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Thúc đẩy lưu thông máu: Gừng làm ấm nhất định, có thể giãn nở mạch máu và tăng lưu lượng máu, từ đó cải thiện lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng như tay chân lạnh và chân tay yếu ớt.
Giúp ngủ ngon: Gừng chứa một thành phần gọi là gingerol, tác dụng làm giảm căng thẳng và lo lắng, dẫn đến cải thiện chất lượng giấc ngủ.
(Tổng hợp)