Ấn Độ "mở khóa" thành công tại Olympic: Đâu là "bí kíp" luyện tập để giành huy chương?

An Bình,
Chia sẻ

Tại Olympic Tokyo 2020, thể thao Ấn Độ đã cải thiện được thành tích đáng kể. Vậy đâu là bí kíp huấn luyện để các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam có thể học hỏi.

Nỗ lực tham gia Olympic là một phần không thể thiếu trong lịch sử thể thao của quốc gia này. Với một nền văn hóa thể thao phong phú và đa dạng, Ấn Độ đã liên tục tham gia Thế vận hội kể từ khi sự kiện này bắt đầu. Hành trình của Ấn Độ tại Olympic đã ghi nhận những thành tựu đáng chú ý, những câu chuyện đầy cảm hứng và nhiều khoảnh khắc vinh quang.

Thành tích của Ấn Độ tại Olympic Tokyo năm 2021

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2021, sân vận động Quốc gia Tokyo tổ chức lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo 2020 – sự kiện đã bị hoãn lại do những lo ngại liên quan đến đại dịch Covid-19. Dù bị dời lại một năm nhưng sự kiện vẫn giữ nguyên tên gọi ban đầu. Hơn 11.000 thành viên đến từ 206 quốc gia tranh tài trong 339 nội dung thi của 33 môn.

Sau lần tham gia đầu tiên Olympic mùa Paris năm 1900, phải đến năm 1920, Ấn Độ mới duy trì được sự tham gia liên tục của mình. Tại Olympic Tokyo 2020, Ấn Độ đã cử đi đội vận động viên lớn nhất từ trước đến nay gồm 126 người.

Tại sự kiện này, các vận động viên Olympic Ấn Độ đã giành được bảy huy chương (một vàng, hai bạc và bốn đồng và trở thành kỳ Olympic thành công nhất trong lịch sử tham gia của Ấn Độ. Đội Ấn Độ đã thi đấu ở 69 nội dung phá kỷ lục và giành huy chương tại 18 môn thể thao khác nhau.

Mở khóa thành công của Ấn Độ tại Olympic: Việt Nam học được gì từ bí kíp luyện tập giành huy chương - Ảnh 1.

Ấn Độ mang về 7 huy chương tại Olympic Tokyo 2020 (diễn ra năm 2021). Ảnh: kreedon

Về cơ bản, huấn luyện thể thao thành tích cao có mục tiêu cao nhất là thi đấu tại các sự kiện quốc tế lớn. Cả quá trình huấn luyện đều cần cải thiện trình độ kỹ năng của vận động viên, tăng cường sự tự tin của họ và giúp họ dần dần xây dựng sức mạnh và sức bền. Và để củng cố nền tảng này, có một số nội dung đào tạo có thể phù hợp với nhiều vận động viên. Và đó là điều Ấn Độ đã áp dụng để nâng cao thành tích chung.

Kỹ thuật huấn luyện vận động viên Olympic

Đầu tiên là chương trình huấn luyện cường độ cao liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Vận động viên sẽ thực hiện hoạt động thể chất liên tục trong một khoảng thời gian dài hơn bình thường. Phương pháp này nhằm mục đích cải thiện hệ thống hô hấp và tim mạch bằng cách duy trì nhịp tim từ 60% đến 80% trong suốt buổi tập. Khi đã gia tăng được sức chịu đựng của tim mạch, cơ thể sẽ dễ dàng với các hoạt động thường ngày mà không bị hụt hơi.

Tiếp đó là rèn luyện Fartlek – một phương pháp luyện tập xen kẽ luyện tập liên tục và ngắt quãng. Cụ thể, vận động viên sẽ được yêu cầu tăng tốc độ luyện tập trong một khoảng thời gian và xen với quãng thời gian nghỉ. Thời gian tập tốc độ cao có thể ngày càng được gia tăng nhiều hơn, trong khi thời gian nghỉ ít đi và linh hoạt hơn. Cách luyện tập này buộc cơ thể của vận động viên phải thích ứng với các tốc độ khác nhau, cho phép họ chạy nhanh hơn trên quãng đường dài hơn.

Tập luyện Fartlek cũng mang lại một số lợi thế, bao gồm tăng cường sức bền và tốc độ, tăng tính linh hoạt của vận động viên và đa dạng chiến lược thi đấu hơn cho vận động viên. Vận động viên chạy marathon, thi đấu đồng đội hay chạy việt dã đều có thể hưởng lợi từ chiến lược luyện tập này.

Một cách rèn luyện đáng chú ý khác là rèn luyện kết hợp nhiều hoạt động. Để tăng cường sức chịu đựng và sức bền cơ bắp, phương pháp này kết hợp các bài tập, rèn luyện sức đề kháng, rèn luyện sức bền và tập luyện aerobic cường độ cao. Các vận động viên sẽ phải liên tục vận động nhiều nhóm cơ và hoàn thành các mục tiêu theo từng chương trình một. Có thể mỗi buổi tập sẽ chỉ tập trung vào một số nhóm cơ hay bộ phận cụ thể, nhưng chiến lược này rất tốt cho việc điều hòa toàn bộ cơ thể.

Mở khóa thành công của Ấn Độ tại Olympic: Việt Nam học được gì từ bí kíp luyện tập giành huy chương - Ảnh 2.

Các vận động viên Ấn Độ mang vinh quang về cho đất nước tại Olympic Tokyo vừa qua. Ảnh: ABP News.

Việc huấn luyện cường độ cao và luyện tập kết hợp mang lại kết quả hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa và trao đổi chất vì nó củng cố các thói quen tập luyện thông minh. Cách huấn luyện này cũng giúp vận động viên thử các bài tập mới, giảm sự đơn điệu, nhàm chán của các thói quen tập luyện lặp đi lặp lại.

Rèn luyện sự linh hoạt, kết hợp tập nặng và tập nhẹ

Các vận động viên cũng sẽ được rèn luyện tính linh hoạt bằng cách thực hiện một loạt các bài tập được lên kế hoạch sẵn. Những bài tập này sẽ được lồng vào chương trình huấn luyện để có thể dần dần giúp các khớp cử động tự do và thoải mái hơn. Các bài tập kỹ thuật cũng hướng vào từng bộ phận cơ thể cụ thể để cải thiện tính linh hoạt. Các bài tập này cực kỳ có lợi cho tất cả các loại thể thao, đặc biệt là thể dục dụng cụ và khiêu vũ, và chúng thường được coi là một loại khởi động trước khi vào các bài tập nặng và tập luyện cường độ cao.

Về tập nặng thì việc sử dụng thanh tạ, quả tạ hoặc các chồng tạ là một trong những hình thức rèn luyện sức mạnh phổ biến nhất. Các bài tập này làm tăng sức mạnh của cả cơ bắp và toàn cơ thể, đặc biệt là sự chịu đựng của hệ thống xương. Tập tạ không chỉ giúp ngăn ngừa loãng xương mà còn giúp xương chắc khỏe. Và hơn hết, các bài tập này là nền tảng cho sự cải thiện chung của cơ thể.

Một cách rèn luyện sự linh hoạt nữa là huấn luyện bật nhảy, tập trung vào việc kéo dài và co giãn cơ tốc độ cao trong một khoảng thời gian ngắn. Vận động viên sẽ được yêu cầu chống đẩy plyo, nhảy qua hộp, bật nhảy cao và nhảy bước dài…. Mục đích của bài tập là tăng sức mạnh cơ bắp, giúp chạy nước rút nhanh hơn và nhảy cao hơn. Các võ sĩ, vận động viên chạy nước rút, vận động viên bóng chuyền và vận động viên nhảy cao đều được hưởng lợi rất nhiều từ những hoạt động này.

Để tăng cường tốc độ và sự nhanh nhẹn cho các vận động viên, chương trình đào tạo của Ấn Độ cũng xen kẽ các bài tập rèn luyện hệ thống thần kinh cơ của vận động viên. Chỉ đạo từ trung ương thần kinh sẽ giúp thực hiện các chuyển động đa hướng tốt hơn. Ban đầu được nhiều vận động viên chuyên nghiệp áp dụng nhưng bài tập này cũng đang dần phổ biến và ngày càng có nhiều vận động viên nghiệp dư kết hợp nó vào quá trình tập luyện của họ. Các thành phần cơ bản của bài tập này là chạy nước rút, nâng cao đầu gối, vượt rào nhỏ, nhảy vòng tốc độ cao và nhảy tiếp đất.

Với việc phối kết hợp các bài tập này trong chương trình huấn luyện và có sự cá nhân hóa để phù hợp với từng vận động viên và từng môn, thể thao Ấn Độ đang cho thấy sự cải thiện thành tích đáng kể. Hiện tại, các vận động viên toàn thế giới, trong đó có Ấn Độ đang hướng về Olympic Paris 2024 - diễn ra từ ngày 26/7 - 11/ 8/2024. Sự kiện này sẽ quy tụ các vận động viên xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới để tranh tài ở nhiều bộ môn thể thao khác nhau, thể hiện kỹ năng của họ và thúc đẩy tinh thần thể thao.

Chia sẻ