“Ăn chín uống sôi” có còn đảm bảo?

Quang Vũ,
Chia sẻ

"Ăn chín uống sôi" vẫn được coi là thói quen tốt hàng ngày để duy trì và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, với thực trạng ô nhiễm thực phẩm và nguồn nước như hiện nay, liệu khái niệm này có còn đúng và đủ?

“Ăn chín uống sôi” có còn đảm bảo? - Ảnh 1.

Chỉ sau 2h nước đun sôi đã tái nhiễm khuẩn

Uống nước đun sôi được coi là giải pháp an toàn cho đại đa số người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt vi sinh vật, ký sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Vì khi đun sôi, vi khuẩn và ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn, một số chất khí độc hại có trong nước như khí amoniac (NH3), hydrosunphua (H2S)… cũng sẽ thoát ra ngoài.

Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội trong vòng 24h. Bởi sau thời gian này, nước sẽ bị tái nhiễm vi sinh vật từ môi trường. Thậm chí chỉ cần 2 tiếng, nước đun sôi đã có thể tái nhiễm vi khuẩn. Trong khi đó, rất nhiều người dân vẫn có thói quen đun một lần cho vào bình để uống dần cả tuần mà không hay biết về nguy cơ nước sẽ bị tái nhiễm khuẩn từ vi sinh vật ngoài môi trường. Sự phát triển của vi sinh vật sẽ sinh ra các chất độc (ngoại độc tố và nội độc tố của vi sinh vật).

Càng để lâu, lượng vi sinh vật càng tăng và nước càng bẩn do số lượng vi sinh vật tăng lên và do chất độc của chúng sinh ra. Trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng ký sinh trùng bao nhiêu, thì sau khi bị tiêu diệt sẽ tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật bị nhiễm từ môi trường bấy nhiêu.

Chỉ đun sôi là không đủ…

Trong nguồn nước chúng ta sử dụng hàng ngày: nước lấy từ ao, hồ, sông suối, giếng khoan, giếng khơi chưa qua xử lý hay thậm chí nước máy đã được xử lý nhưng đi qua đường ống xuống cấp, bể chứa lâu năm vẫn có nguy cơ chứa các chất độc hại như kim loại nặng, tạp chất, chất hữu cơ không bay hơi… Việc đun sôi không có tác dụng loại bỏ các chất này.

“Ăn chín uống sôi” có còn đảm bảo? - Ảnh 2.

Để đảm bảo nước không nhiễm kim loại nặng hay các tạp chất khác, nước cần được xử lý bằng thiết bị lọc. Giải pháp tiết kiệm và tiện lợi nhất là sử dụng các loại máy lọc nước gia đình đã được cấp chứng nhận nước sau khi lọc đạt Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế (QCVN 06-1:2010/BYT).

Nước đi qua máy lọc công nghệ RO phải trải qua nhiều cấp lọc khác nhau, trong đó quan trọng nhất là màng lọc RO được ví như "quả thận" của máy. Màng RO có cấu tạo đặc biệt từ các lớp màng mỏng Composite, trên màng có hàng triệu lỗ lọc siêu nhỏ với kích thước 0.1-0.5 nanomet (nhỏ hơn 20 lần đường kính sợi tóc). Màng lọc RO giúp "chặn đứng" tất cả các virus, vi khuẩn, các chất gây hại như khuẩn amip, asen (thạch tín), chì, đồng, nitrit, nitrat… gây ngộ độc và ung thư. Chỉ có duy nhất các phân tử H2O (tức nước tinh khiết) có thể lọt qua các lỗ lọc RO.

“Ăn chín uống sôi” có còn đảm bảo? - Ảnh 3.

Sơ đồ đơn giản của máy lọc nước RO đạt chuẩn

Nước sau khi lọc đạt chuẩn có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Cách xử lý nước này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng nước ăn uống, nấu nướng trực tiếp mà còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức hơn nhiều so với phương pháp đun nước truyền thống. Nhiều hãng máy lọc nước còn cho ra đời dòng sản phẩm tích hợp sẵn tính năng lấy nước nóng lạnh, lấy nước chuẩn thể tích và nhiệt độ tiện lợi hơn rất nhiều cho người dùng.

Để an tâm nguồn nước trong gia đình, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và chuyên sâu để được tư vấn những giải pháp lọc nước phù hợp nhất với nguồn nước. Bên cạnh đó, người dùng sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tốt và thời gian bảo hành lâu nhất.

Với vị thế đứng đầu thị phần về ngành lọc nước, được hơn 1 triệu hộ gia đình tin dùng, các sản phẩm máy lọc nước của Karofi có ưu điểm về công nghệ lọc ưu việt, phù hợp với người Việt cả về giá thành lẫn tính năng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua máy lọc nước, máy lọc không khí Karofi trực tiếp qua kênh CSKH online: 1900 6418 hoặc tại hơn 7000 điểm bán lẻ và siêu thị trên toàn quốc. Chi tiết truy cập tại: https://karofi.com/

Chia sẻ