Ám ảnh bệnh nhi nữ 7 tuổi đã "phát triển ngực như người lớn": Bác sĩ cảnh báo 4 hậu quả của dậy thì sớm với trẻ mà bố mẹ buộc phải biết

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Trong 10 năm qua, bác sĩ Yan Hongrong đã tiếp nhận rất nhiều trẻ nhỏ đến khám, trong đó có 90% bệnh nhân dậy thì sớm là bé gái.

Dù đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nhưng đến nay, bác sĩ Yan Hongrong (Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Trực thuộc Đại học Y Trung Quốc) vẫn không thể quên được lần tiếp nhận một bệnh nhi đặc biệt. Khi mới 7 tuổi, cô bé này đã phát triển ngực như người lớn, khiến bố mẹ lo lắng phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Bác sĩ cho hay, bé gái này thường xuyên ăn bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, gà rán, không thích ăn rau xanh uống nước.

Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện ra tuổi xương của cô bé đã trên 8 tuổi, chứng tỏ xương đang phát triển nhanh và già hơn tuổi thật. Dậy thì sớm cũng đồng nghĩa với việc kết thúc tăng trưởng sớm hơn. Điều đó khiến cô bé có nguy cơ bị lùn hơn các bạn, nhưng lại bắt đầu hành kinh sớm hơn. May mắn thay, sau khi điều trị, tình trạng phát triển sớm của cô bé đã được ngăn chặn.

photo-1-16177724557332044082035.png

Trong 10 năm qua, bác sĩ Yan Hongrong đã tiếp nhận rất nhiều trẻ nhỏ đến khám, trong đó có 90% bệnh nhân dậy thì sớm là bé gái. Bác sĩ cho hay, độ tuổi kinh nguyệt của bé gái thường vào khoảng 14 tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây rất nhiều trẻ bắt đầu xuất hiện kỳ "đèn đỏ" sớm hơn 3-4 năm (tức là mới 9,10 tuổi đã có kinh). Điều đó cho thấy tình trạng dậy thì sớm ở bé gái ngày càng phổ biến.

Dậy thì sớm có thể được chia thành hai loại:

1. Dậy thì sớm trung ương: Do vùng dưới đồi và tuyến yên khởi phát, cũng có thể do các bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra như u ác tính hoặc u lành tính, nhưng hầu hết không tìm thấy bệnh lý nào ở não (gọi là dậy thì sớm vô căn).

img-bgt-2021-minh-hoa-1610032258-width1280height960.jpeg

2. Dậy thì sớm ngoại vi (hay dậy thì sớm giả): Hiếm gặp. Không do vùng dưới đồi và tuyến yên khởi phát, chủ yếu liên quan đến một số bệnh như u tuyến thượng thận, u buồng trứng hoặc tinh hoàn, u nang buồng trứng... Hoặc do tiếp xúc tình cờ hoặc vô tình tiêu thụ thuốc nội tiết tố nam hoặc nữ, chẳng hạn như vô tình uống thuốc tránh thai.

4 hậu quả của dậy thì sớm đối với sức khỏe trẻ, phụ huynh cần biết

Bác sĩ Yan Hongrong cho rằng, dậy thì sớm không chỉ khiến trẻ thấp lùn hơn, xấu hổ với bạn bè (ngực phát triển sớm, có kinh nguyệt sớm sẽ bị các bạn trong lớp chê cười). Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ dậy thì sớm sẽ phải đối mặt với vô vàn hậu quả:

1. Nguy cơ cao mắc ung thư

Vào năm 2014, một nghiên cứu được công bố bởi Martin Ahlgren và những người khác trên Tạp chí Y học New England cho thấy rằng sự phát triển nhanh chóng do dậy thì sớm có thể liên quan đến bệnh ung thư vú.

Ngoài ra, vào năm 2008 các học giả người Mỹ đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa, cho thấy rằng sự phát triển sớm của các đặc điểm giới tính thứ cấp ở trẻ em có thể liên quan đến hội chứng chuyển hóa, ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến tiền liệt.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Năm 2013, một nghiên cứu được công bố bởi học giả người Anh P. Prentice trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì cho thấy việc xuất hiện kinh nguyệt sớm có liên quan đến béo phì ở người trưởng thành và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chuyển hóa.

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Bé gái bị dậy thì sớm do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

tre-trang-diem-1590659968924330341312-1590675135419-1590675135959214656498.jpeg

4. Khiến trẻ có xu hướng quan hệ tình dục sớm

Dậy thì sớm sẽ dẫn đến chuyện yêu sớm và xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành. Điều này có thể gây nên những hậu quả đáng sợ như mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần...

Bác sĩ Wu Yilei, Giám đốc Khoa Nội tiết và Chuyển hóa Trẻ em của Bệnh viện Cơ đốc giáo Changhua, nói rằng dấu hiệu phổ biến khi dậy thì sớm ở bé gái đó là ngực phát triển, có lông vùng kín… nhưng tử cung lại không phát triển, không rụng trứng và không có kinh. Với bé trai, tiếng nói ồm ồm, mọc ria mép và mọc lông bộ phận sinh dục, tinh hoàn phát triển nhưng không sản xuất được tinh trùng.

Dù dậy thì sớm có thể gây ra những hệ lụy đáng sợ nhưng vẫn có cách để ngăn chặn. Theo bác sĩ, khi phát hiện con có dấu hiệu dậy thì sớm, bố mẹ không nên hốt hoảng, trách mắng mà hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

photo1617672514439-1617672514585166658001.png

Để chẩn đoán dậy thì sớm, bác sĩ cần cha mẹ cung cấp thông tin về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ (như chiều cao và cân nặng qua các năm), khi nào xuất hiện các đặc điểm giới tính phụ, liệu có những người khác trong gia đình dậy thì sớm hay không.

Sau đó, trẻ sẽ được lấy máu làm xét nghiệm nồng độ hormone, chụp X-quang để xem tuổi xương, và cũng có thể cần thêm hình ảnh não và siêu âm bụng để xem liệu não hoặc buồng trứng có khối u không để loại trừ khả năng dậy thì sớm do các bệnh cụ thể gây ra.

Chia sẻ