Ai cũng làm cái việc xấu hổ này cả chục lần mỗi ngày và nhiều người tin là có thể giúp giảm cân nhưng thực tế lại "ngã ngửa"

N. Thúy,
Chia sẻ

Năm 2012, một tài khoản Facebook chia sẻ rằng: Một lần xì hơi sẽ đốt cháy 67 calo và hàng ngàn người đã đổ xô đi tìm sự thật cho hoạt động đốt cháy calo để giảm cân này.

Không thể phủ nhận thực tế là việc xì hơi (đánh rắm) có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ hơn gấp cả ngàn lần, đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng "cồng kềnh" trọng bụng và khó chịu như "địa ngục". Nhưng liệu việc làm này có giúp đốt cháy calo để bạn giảm cân hay không?

Ai cũng làm cái việc xấu hổ này cả chục lần hàng ngày và tin là có thể giúp giảm cân nhưng thực tế lại ngã ngửa - Ảnh 1.

Không thể phủ nhận thực tế là việc xì hơi có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ hơn gấp cả ngàn lần

Xì hơi có giúp bạn đốt cháy calo và giảm cân không?

Năm 2012, một tài khoản Facebook chia sẻ rằng: Một lần xì hơi sẽ đốt cháy 67 calo (tương đương với số calo bạn đốt khi đi dạo 15 phút hoặc tập liên tục 6 phút cho các động tác burpees). Hàng ngàn người truy cập đã vội vàng tra cứu tính chính xác của thông tin này trên Google và Reddit.

Nhưng "thật tiếc cho những người lướt web, trái với những gì bạn mong đợi, xì hơi không đốt cháy calo", Spencer Nadolsky, thành viên của tổ chức về béo phì American Board of Obesity Medicine và là tác giả của cuốn "The Fat Loss Prescription" cho biết.

Mỗi người có trung bình có khoảng 0,5-1,5 lít khí "treo" trong đường tiêu hóa của họ mỗi ngày. Mọi người có thể xì hơi lên đến 20 lần mỗi ngày và vẫn được xem xét trong phạm vi 'bình thường'. Vì vậy, nếu mỗi lần xì hơi thực sự đốt cháy 67 calo, thì sau một ngày họ sẽ đốt cháy lên đến 1.340 calo", Nadolsky nói.

Nếu nói rằng xì hơi đốt cháy nhiều calo thì bạn sẽ giảm khoảng 0,5kg trọng lượng sau mỗi 2-3 ngày. Điều này thật lố bịch", bác sĩ Matthew R. Pittman, bác sĩ tại Bệnh viện Northwestern Medicine Delnor nói. "Bạn không thể mong đợi chuyện xì hơi làm cho mình gầy đi. Nó không phải là một công cụ giảm cân thực tế và nó không thể được sử dụng thay cho việc tập thể dục thường xuyên", ông nói thêm.

Ai cũng làm cái việc xấu hổ này cả chục lần hàng ngày và tin là có thể giúp giảm cân nhưng thực tế lại ngã ngửa - Ảnh 2.

Nếu nói rằng xì hơi đốt cháy nhiều calo thì bạn sẽ giảm khoảng 0,5kg trọng lượng sau mỗi 2-3 ngày.

Và trong trường hợp bạn đang tự hỏi: Xì hơi thành tiếng và không thành tiếng có khác nhau gì không trong việc đốt cháy calo thì câu trả lời cho bạn là "Không có sự khác nhau nào hết". "Xì hơi thành tiếng hay không thành tiếng được tạo thành từ những thứ giống nhau: nitơ, hydro, metan, oxy và nước. Âm thanh phát ra được xác định bởi khối lượng khí và vận tốc của chúng khi được đẩy ra ngoài. Và đây không phải là yếu tố đốt cháy calo nhiều hay ít", ông Pittman nói thêm.

Vậy tại sao xì hơi lại không đốt cháy calo?

"Xì hơi là một chức năng của cơ thể và nó thường là thụ động. Khi bạn xì hơi, cơ bắp của bạn thư giãn và áp lực khí trong ruột làm công việc trục xuất khí ra ngoài. Và lượng calo đốt cháy xuất phát từ hoạt động cơ bắp, trong khi ở đây, cơ bắp không hoạt động", Nadolsky nói.

Bởi vì các cơ bắp không được làm bất kỳ công việc gì trong hoạt động xì hơi này nên đây không được coi là hoạt động thực sự có thể đốt cháy calo. Còn nếu cơ thể bạn căng lên đủ để đốt cháy một lượng calo nào đó thì rất có thể lúc đó bạn không chỉ xì hơi bình thường mà có khi còn phải chạy ngay vào toilet mới kịp.

Ai cũng làm cái việc xấu hổ này cả chục lần hàng ngày và tin là có thể giúp giảm cân nhưng thực tế lại ngã ngửa - Ảnh 3.

Xì hơi là một chức năng của cơ thể và nó thường là thụ động.

Trong một trường hợp khác, nếu bạn bắt đầu nhận thấy mình thực sự giảm cân nhanh chóng và có liên quan đến đến việc xì hơi nhiều hoặc đi tiêu, thì nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề đường ruột nghiêm trọng hơn.

"Điều này có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh Celiac hoặc Viêm ruột (như bệnh Crohn vậy). Ngoài ra, nếu bạn xì hơi kèm theo đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu hoặc chảy máu trực tràng thì bạn nên đi khám bác sĩ", tiến sĩ Rice, chuyên gia về ruột và dạ dày Đại học Michigan, nói.

Nguồn: Menshealth/WHM

Chia sẻ