Ai cũng có thể vẽ và có một câu chuyện để kể ở lớp học Toa Tàu
Ở Sài Gòn, một lớp học “vẽ kể chuyện” đang thu hút hàng trăm người ở đủ các lứa tuổi tham gia. Địa điểm học “Vẽ Kể chuyện” cũng gây tò mò không kém - Toa Tàu - khi gợi nhớ đến hình ảnh cô bé Totochan ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Họa sĩ Bút Chì (Đỗ Hữu Chí), một họa sĩ truyện tranh - minh họa và vẽ bìa sách nổi tiếng, chính là người khởi xướng ý tưởng lớp học Vẽ kể chuyện từ những quan sát tinh tế trong cuộc sống đời thường. Một lớp học vẽ với tiêu chí tuyển sinh kỳ lạ: học viên không cần có năng khiếu vẽ, không cần biết vẽ, không cần vẽ đúng…, anh tâm sự:“Trong cuộc sống xung quanh tôi quan sát thì còn thiếu nhiều thứ, nhất là thiếu những phương tiện để thể hiện ý tưởng và cảm xúc của bản thân. Chúng ta sống trong một nền văn hóa không khuyến khích việc thể hiện cảm xúc hay ý tưởng và thiếu cả những lớp học như thế. Vì thế tôi nghĩ cần có một lớp học nơi mọi người có thể kết nối với cảm xúc của mình, được thả lỏng và thể hiện bất cứ những gì họ muốn. Vẽ kể chuyện là một lớp học như thế”.
Vẽ kể chuyện không giống như các thể loại vẽ khác, không phải vẽ để cho mọi người có thể trầm trồ khen “Ồ bức tranh này đẹp quá, vẽ sao giống quá” mà là làm sao để kể được một câu chuyện rõ nhất có thể. “Nghĩa là chúng ta một câu chuyện, có một ý tưởng, có một cảm xúc và chúng ta truyền tải nó ra trên giấy bằng hình vẽ”.
Bằng cách bắt đầu từ những bài tập vẽ những vật dụng quen thuộc như hoa quả, ly cà phê, đèn bàn, máy đánh chữ theo phương pháp vẽ tổng thể rồi đi vào chi tiết, Bút Chì khiến cho những học viên tham gia lớp học cảm thấy việc vẽ hóa ra không khó như họ nghĩ.
“Cái khó là ngay khi mọi người bắt đầu khóa học đã đặt những câu hỏi như làm thế nào để vẽ đẹp, vẽ giống hay làm thế nào để kể chuyện hay, kể một cách sâu sắc, mình không yêu cầu việc đó. Nếu ngay từ đầu đã đặt mục tiêu như thế thì đúng là khó thật”, Bút Chì chia sẻ.
“Một điểm khó nữa của vẽ kể chuyện là bạn phải có một bộ từ vựng về hình ảnh để diễn tả câu chuyện, để bạn có thể vẽ thật nhanh, vẽ thật rõ, để làm sao hiểu được cảm xúc bên trong bạn, nghĩa là bạn vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên. Tất cả những yếu tố đó khiến vẽ kể chuyện nghiêng về phía người kể chuyện nhiều hơn, còn vẽ chỉ là phương tiện để bạn thực hiện điều đó, chứ không như các thể loại vẽ khác là tập trung vào kỹ năng vẽ”.
Điều khiến lớp học này có thể dành cho mọi đối tượng là vì ai cũng có thể dễ dàng kể một câu chuyện. Bằng một bài tập về ba từ khóa lấy được từ những viên xúc xắc, chỉ sau 10 phút, mỗi học viên đã có thể kể một câu chuyện.
Điều đáng ngạc nhiên là dù có cùng ba từ khóa, ba hình ảnh đại diện, nhưng mỗi người lại có cách kể chuyện khác nhau, tạo ra những hình ảnh khác nhau. Đây là tranh vẽ câu chuyện của một học viên với ba từ khóa “kính lúp, hộp quà và con rắn”.
Cùng chủ đề “kính lúp, hộp quà, con rắn”, tranh vẽ của một học viên cùng nhóm lại có nhiều khung hình, nhiều chi tiết hơn và dĩ nhiên, nội dung cũng hoàn toàn khác biệt.
“Về cơ bản, tạo ra một khung sườn câu chuyện bằng tranh không khó, cái khó là sau khi bạn kể chuyện xong rồi, bạn quay lại biên tập, điều chỉnh, thêm thắt chi tiết để câu chuyện ấy hay ho, thú vị hơn để cuốn hút người xem – đó là một quá trình đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thông tin, ý tưởng. Chưa xét đến việc chuyện có hay, tranh có đẹp không mà trước hết tôi muốn mọi người hãy cứ kể chuyện đi đã”, Bút Chì chia sẻ.
Một số tác phẩm hoàn chỉnh của học viên lớp Vẽ Kể chuyện (Ảnh: FB Toa Tàu)
”Thả lỏng mình ra, vẽ thoải mái, đừng e ngại bất kỳ điều gì” là câu nói thầy giáo Bút Chì nhắc đi nhắc lại trong suốt buổi học. Buổi học vẽ diễn ra trong không khí vui vẻ, các học viên vừa vẽ vừa nghe nhạc, vừa bật cười trước những câu chuyện hài hước của thầy giáo. Chính tinh thần học thoải mái, không bó buộc theo kiểu học truyền thống đã khiến cho lớp Vẽ kể chuyện thu hút rất nhiều người tham gia, trong đó có rất nhiều chị em phụ nữ.
Chị Nguyễn Loan Đoan Trang, 50 tuổi (người thứ hai từ trái sang) đang làm công việc đào tạo cho các doanh nghiệp chia sẻ lý do chị tìm đến lớp học Vẽ kể chuyện. “Kể chuyện bằng lời là dùng ngôn ngữ, mà dùng ngôn ngữ thì cần nhiều kinh nghiệm sống để vốn từ mình phong phú mới có thể thuyết phục người khác. Còn vẽ là hình ảnh, là cái nhìn thấy được và người ta nói rằng nhìn thấy được mới tin. Vì thế nếu tôi phát triển thêm kỹ năng vẽ, để có thể kết hợp vừa lời nói vừa hình ảnh trong bài giảng thì việc giảng dạy của tôi sẽ hiệu quả hơn nhiều. Vẽ kể chuyện cũng giúp người ta phát huy khả năng sáng tạo và tham gia lớp học này đến buổi thứ ba, tôi cảm thấy mình hình như cũng có thể sáng tạo và đó là thành công của Bút Chì”.
Còn Võ Thị Việt, 29 tuổi, làm nghề kế toán cho biết lý do cô đến với lớp học này đơn giản là muốn tìm cách chơi cùng các con. “Tôi có hai con nhỏ và tôi không biết cách phải chơi với chúng như thế nào. Tôi chỉ biết đọc sách khi các con tôi chơi đùa. Vì thế tôi tìm đến lớp học này để được trở về tuổi thơ, để học cách hòa mình vào thế giới của các con tôi”.
Không chỉ người trẻ mà cả những người già cũng tham gia lớp học này. Trong ảnh là cô Kim Thanh năm nay đã gần 70 tuổi đang cùng các học viên thảo luận bài tập nhóm .
Sau thành công của hàng loạt lớp học Vẽ kể chuyện, họa sĩ Bút Chì đã cùng ngồi lại với những người bạn cùng chí hướng để nghĩ ra một không gian rộng lớn hơn, dành cho nhiều người tham gia hơn. “Ai cũng có thể kể chuyện nhưng không phải ai cũng thích vẽ, còn những người thích âm nhạc, xếp giấy, nặn đất sét, chụp ảnh, nhảy múa.... thì sao? Thế nên tôi nghĩ cần phải có một nơi với cùng tinh thần của vẽ kể chuyện, sẽ dạy mọi người kể chuyện bằng những phương tiện ngôn ngữ khác – đó là ý tưởng nền của Toa Tàu”, Bút Chì cho biết. “Ở Toa Tàu, bạn có thể chọn bất kỳ phương tiện ngôn ngữ mà bạn thích như âm nhạc, đất sét, máy ảnh… để kể câu chuyện của mình”. (Ảnh: FB Toa Tàu)
Dù dùng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều cốt lõi của tất cả các lớp học ở Toa Tàu là học cách kể chuyện. “Đó là điều tôi thấy cần phải thay đổi nhất ở giáo dục Việt Nam. Mỗi chúng ta không chỉ có một mà có hàng triệu những câu chuyện cần được kể vì chúng ta suy nghĩ, nhận thức, quan sát cũng như có kinh nghiệm sống khác nhau nên chúng ta có hàng triệu câu chuyện khác nhau. Tại sao nền giáo dục hiện tại lại khiến tất cả mọi người gần như kể cùng một câu chuyện? Tôi nghĩ rằng mỗi người nên giữ lại câu chuyện của riêng mình, điều này khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, rực rỡ, sống động hơn rất nhiều”.
Từ dự án Vẽ kể chuyện rồi sau đó trở thành người đồng sáng lập Toa Tàu với những trăn trở về nền giáo dục Việt Nam, nhưng họa sĩ Bút Chì tự nhận anh không có tham vọng lớn lao. “Tôi không đặt mục tiêu thay đổi thế giới hay thay đổi nền giáo dục, mà mục tiêu của tôi là thay đổi từng cá nhân. Vì tôi tin rằng nếu một cá nhân thay đổi sẽ dẫn đến một cộng đồng thay đổi, từ cộng đồng nhỏ sẽ chuyển ra thành cộng đồng lớn. Một cá nhân nếu trở thành một người kể chuyện hay, một người kể chuyện giỏi thì chính cộng đồng xung quanh họ sẽ được hưởng lợi. Tôi chỉ muốn thông qua các lớp học ở Toa Tàu, các học viên tìm thấy sức mạnh tiềm ẩn trong họ và kể được câu chuyện của họ, nếu họ làm được điều đó thì xem như tôi thành công rồi”.
Vẽ kể chuyện không giống như các thể loại vẽ khác, không phải vẽ để cho mọi người có thể trầm trồ khen “Ồ bức tranh này đẹp quá, vẽ sao giống quá” mà là làm sao để kể được một câu chuyện rõ nhất có thể. “Nghĩa là chúng ta một câu chuyện, có một ý tưởng, có một cảm xúc và chúng ta truyền tải nó ra trên giấy bằng hình vẽ”.
Bằng cách bắt đầu từ những bài tập vẽ những vật dụng quen thuộc như hoa quả, ly cà phê, đèn bàn, máy đánh chữ theo phương pháp vẽ tổng thể rồi đi vào chi tiết, Bút Chì khiến cho những học viên tham gia lớp học cảm thấy việc vẽ hóa ra không khó như họ nghĩ.
“Cái khó là ngay khi mọi người bắt đầu khóa học đã đặt những câu hỏi như làm thế nào để vẽ đẹp, vẽ giống hay làm thế nào để kể chuyện hay, kể một cách sâu sắc, mình không yêu cầu việc đó. Nếu ngay từ đầu đã đặt mục tiêu như thế thì đúng là khó thật”, Bút Chì chia sẻ.
“Một điểm khó nữa của vẽ kể chuyện là bạn phải có một bộ từ vựng về hình ảnh để diễn tả câu chuyện, để bạn có thể vẽ thật nhanh, vẽ thật rõ, để làm sao hiểu được cảm xúc bên trong bạn, nghĩa là bạn vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên. Tất cả những yếu tố đó khiến vẽ kể chuyện nghiêng về phía người kể chuyện nhiều hơn, còn vẽ chỉ là phương tiện để bạn thực hiện điều đó, chứ không như các thể loại vẽ khác là tập trung vào kỹ năng vẽ”.
Điều khiến lớp học này có thể dành cho mọi đối tượng là vì ai cũng có thể dễ dàng kể một câu chuyện. Bằng một bài tập về ba từ khóa lấy được từ những viên xúc xắc, chỉ sau 10 phút, mỗi học viên đã có thể kể một câu chuyện.
Điều đáng ngạc nhiên là dù có cùng ba từ khóa, ba hình ảnh đại diện, nhưng mỗi người lại có cách kể chuyện khác nhau, tạo ra những hình ảnh khác nhau. Đây là tranh vẽ câu chuyện của một học viên với ba từ khóa “kính lúp, hộp quà và con rắn”.
Cùng chủ đề “kính lúp, hộp quà, con rắn”, tranh vẽ của một học viên cùng nhóm lại có nhiều khung hình, nhiều chi tiết hơn và dĩ nhiên, nội dung cũng hoàn toàn khác biệt.
“Về cơ bản, tạo ra một khung sườn câu chuyện bằng tranh không khó, cái khó là sau khi bạn kể chuyện xong rồi, bạn quay lại biên tập, điều chỉnh, thêm thắt chi tiết để câu chuyện ấy hay ho, thú vị hơn để cuốn hút người xem – đó là một quá trình đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thông tin, ý tưởng. Chưa xét đến việc chuyện có hay, tranh có đẹp không mà trước hết tôi muốn mọi người hãy cứ kể chuyện đi đã”, Bút Chì chia sẻ.
Một số tác phẩm hoàn chỉnh của học viên lớp Vẽ Kể chuyện (Ảnh: FB Toa Tàu)
”Thả lỏng mình ra, vẽ thoải mái, đừng e ngại bất kỳ điều gì” là câu nói thầy giáo Bút Chì nhắc đi nhắc lại trong suốt buổi học. Buổi học vẽ diễn ra trong không khí vui vẻ, các học viên vừa vẽ vừa nghe nhạc, vừa bật cười trước những câu chuyện hài hước của thầy giáo. Chính tinh thần học thoải mái, không bó buộc theo kiểu học truyền thống đã khiến cho lớp Vẽ kể chuyện thu hút rất nhiều người tham gia, trong đó có rất nhiều chị em phụ nữ.
Chị Nguyễn Loan Đoan Trang, 50 tuổi (người thứ hai từ trái sang) đang làm công việc đào tạo cho các doanh nghiệp chia sẻ lý do chị tìm đến lớp học Vẽ kể chuyện. “Kể chuyện bằng lời là dùng ngôn ngữ, mà dùng ngôn ngữ thì cần nhiều kinh nghiệm sống để vốn từ mình phong phú mới có thể thuyết phục người khác. Còn vẽ là hình ảnh, là cái nhìn thấy được và người ta nói rằng nhìn thấy được mới tin. Vì thế nếu tôi phát triển thêm kỹ năng vẽ, để có thể kết hợp vừa lời nói vừa hình ảnh trong bài giảng thì việc giảng dạy của tôi sẽ hiệu quả hơn nhiều. Vẽ kể chuyện cũng giúp người ta phát huy khả năng sáng tạo và tham gia lớp học này đến buổi thứ ba, tôi cảm thấy mình hình như cũng có thể sáng tạo và đó là thành công của Bút Chì”.
Còn Võ Thị Việt, 29 tuổi, làm nghề kế toán cho biết lý do cô đến với lớp học này đơn giản là muốn tìm cách chơi cùng các con. “Tôi có hai con nhỏ và tôi không biết cách phải chơi với chúng như thế nào. Tôi chỉ biết đọc sách khi các con tôi chơi đùa. Vì thế tôi tìm đến lớp học này để được trở về tuổi thơ, để học cách hòa mình vào thế giới của các con tôi”.
Không chỉ người trẻ mà cả những người già cũng tham gia lớp học này. Trong ảnh là cô Kim Thanh năm nay đã gần 70 tuổi đang cùng các học viên thảo luận bài tập nhóm .
Sau thành công của hàng loạt lớp học Vẽ kể chuyện, họa sĩ Bút Chì đã cùng ngồi lại với những người bạn cùng chí hướng để nghĩ ra một không gian rộng lớn hơn, dành cho nhiều người tham gia hơn. “Ai cũng có thể kể chuyện nhưng không phải ai cũng thích vẽ, còn những người thích âm nhạc, xếp giấy, nặn đất sét, chụp ảnh, nhảy múa.... thì sao? Thế nên tôi nghĩ cần phải có một nơi với cùng tinh thần của vẽ kể chuyện, sẽ dạy mọi người kể chuyện bằng những phương tiện ngôn ngữ khác – đó là ý tưởng nền của Toa Tàu”, Bút Chì cho biết. “Ở Toa Tàu, bạn có thể chọn bất kỳ phương tiện ngôn ngữ mà bạn thích như âm nhạc, đất sét, máy ảnh… để kể câu chuyện của mình”. (Ảnh: FB Toa Tàu)
Dù dùng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều cốt lõi của tất cả các lớp học ở Toa Tàu là học cách kể chuyện. “Đó là điều tôi thấy cần phải thay đổi nhất ở giáo dục Việt Nam. Mỗi chúng ta không chỉ có một mà có hàng triệu những câu chuyện cần được kể vì chúng ta suy nghĩ, nhận thức, quan sát cũng như có kinh nghiệm sống khác nhau nên chúng ta có hàng triệu câu chuyện khác nhau. Tại sao nền giáo dục hiện tại lại khiến tất cả mọi người gần như kể cùng một câu chuyện? Tôi nghĩ rằng mỗi người nên giữ lại câu chuyện của riêng mình, điều này khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, rực rỡ, sống động hơn rất nhiều”.
Từ dự án Vẽ kể chuyện rồi sau đó trở thành người đồng sáng lập Toa Tàu với những trăn trở về nền giáo dục Việt Nam, nhưng họa sĩ Bút Chì tự nhận anh không có tham vọng lớn lao. “Tôi không đặt mục tiêu thay đổi thế giới hay thay đổi nền giáo dục, mà mục tiêu của tôi là thay đổi từng cá nhân. Vì tôi tin rằng nếu một cá nhân thay đổi sẽ dẫn đến một cộng đồng thay đổi, từ cộng đồng nhỏ sẽ chuyển ra thành cộng đồng lớn. Một cá nhân nếu trở thành một người kể chuyện hay, một người kể chuyện giỏi thì chính cộng đồng xung quanh họ sẽ được hưởng lợi. Tôi chỉ muốn thông qua các lớp học ở Toa Tàu, các học viên tìm thấy sức mạnh tiềm ẩn trong họ và kể được câu chuyện của họ, nếu họ làm được điều đó thì xem như tôi thành công rồi”.
Các lớp học kể chuyện ở Toa Tàu Lấy ý tưởng từ câu chuyện Cô bé Totochan ngồi bên cửa
sổ, Toa Tàu được sáng lập bởi ba thành viên là họa sĩ Bút Chì, nhà báo –
dịch giả Phương Huyên và Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy (hiện đang phụ
trách chương trình đào tạo khu vực Đông Dương của Target Sourcing
Services, Mỹ) vào tháng 7/2014.Toa Tàu hiện tại có rất nhiều lớp học kể chuyện như Vẽ kể chuyện, Nặn đất kể chuyện, Xếp giấy kể chuyện hay Thuyết trình kể chuyện, dự kiến năm 2015 sẽ có thêm lớp Chụp ảnh kể chuyện. Toa Tàu mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần dành cho tất cả các đối tượng và những ngày cuối tuần là các lớp học dành cho trẻ em. |