‏7 đặc điểm 'cảnh báo' 1 người tầm thường, cả đời ít làm nên chuyện: Điều cuối cùng là khủng khiếp nhất, không thay đổi thì khó mà thành công‏

PHƯƠNG THÙY,
Chia sẻ

‏Nếu một người có những dấu hiệu sau đây, họ đang rơi vào tình trạng đáng báo động.‏

‏Đối với một người thành công, điều quan trọng nhất không phải là tìm ra con đường thành công, mà là tìm ra con đường không thất bại, tìm ra cạm bẫy khiến người ta rơi xuống vực sâu.‏

‏Do đó, họ cần đặc biệt lưu ý 7 đặc điểm khủng khiếp sau đây.‏

‏1. Ham muốn sống "chất lượng cao"‏

‏Trong khi thế hệ trước hiểu sâu sắc về giá trị của tiết kiệm, thế hệ người trẻ hiện nay lại tiếp cận quá nhiều tư tưởng "chất lượng cao", lúc nào cũng muốn tận hưởng cuộc sống, mà không bận tâm tới tương lai sau này.‏

‏Nhiều người vin vào cái cớ "Chỉ sống một lần trên đời" để thỏa thích tiêu xài. Nhà thuê cũng phải trang trí bộn tiền. Chi phí ăn uống luôn chiếm 50% thu nhập. Thậm chí có người còn thuê người nấu ăn, dọn vệ sinh… hàng ngày. ‏

‏Kiểu cuộc sống "chất lượng cao" nhưng không tương xứng với thực tế này có thể đóng gói bằng 2 chữ: Hão huyền.‏

‏Nếu chỉ biết truy cầu khoái lạc, tận hưởng và lãng phí, bài học mà cuộc sống dạy cho bạn sẽ rất đắt. ‏

‏2. Coi trọng quyền hơn nghĩa vụ‏

‏Bây giờ, người trẻ dễ dàng nghỉ việc ngay lập tức vì muôn vàn lý do: phúc lợi không tốt, sếp không thân thiện, đồng nghiệp không dễ hòa đồng, môi trường công sở không thoải mái...‏

‏Ai cũng muốn theo đuổi tự do và nuôi dưỡng lòng tự trọng, nhưng mọi người cũng nên tự cân nhắc "trọng lượng" của chính mình. Đôi khi, căng thẳng, bối rối, tủi nhục là một quá trình tôi luyện bản lĩnh và ý chí. ‏

‏Khi bạn ngưỡng mộ một người đứng trên đỉnh cao và đạt được những điều tuyệt vời , bạn nên biết rằng, hành trình họ đã vượt qua thường là những hố sâu cứng như đá, chứ không trải đầy hoa hồng.‏

‏Hãy nhớ rằng, những bất bình, sự sỉ nhục và áp lực mà bạn phải chịu là quá trình tất yếu để "cá vượt Vũ môn" đối với mọi người. Muốn thành rồng, thành phượng, thì đừng nuôi dưỡng sự đỏng đảnh của bản thân.‏

photo-1680964726748

Ảnh minh họa: Internet

‏3. Không niềm tin, không theo đuổi‏

‏Cuộc sống hiện đại quá giải trí, quá thương mại và quá đủ đầy. Bạn có thể ngồi ở nhà, xem hết hàng loạt phim truyền hình dài tập, gọi cơm hộp đưa tới tận nhà, chẳng phải đi đâu, cũng chẳng buồn suy nghĩ… ‏

‏Cuộc sống trở nên thật tiện nghi và dễ dàng. Dễ dàng đến nỗi nhiều người đánh mất niềm tin, đánh mất động lực để theo đuổi, thậm chí không còn biết ước mơ của mình là gì. 

‏4. Quản lý thời gian thất bại‏

‏99% người thiếu khái niệm về thời gian và một số lượng lớn người cắm cúi vào điện thoại di động, nhưng không nhằm mục đích đọc hoặc học. ‏

‏Không thể bỏ qua nghiên cứu và tác động của giải trí và thương mại hóa toàn bộ đối với bản chất con người. Du lịch, ẩm thực, ca nhạc đỉnh cao, mạng xã hội, giải trí, video… Thế giới ảo rộng lớn vô tận, mười ngón tay của chúng ta bay múa trên bàn phím mà không có điểm dừng. Thời gian bị tiêu xài lãng phí mà chẳng để lại vết tích gì.‏

‏5. Quản lý tài sản thất bại‏

‏Ngày nào cũng muốn ăn ngon, cuối tuần lại đi shopping với bạn bè, chiều nào cũng gọi cafe, trà sữa đắt đỏ ngoài hàng, cuối tháng lại rủ nhau du lịch khắp nơi. ‏

‏Cuộc sống này nghe thật hấp dẫn, nhưng khi nhìn lại số dư tài khoản và những đồng tiền tích lũy trong tay, nhiều người sẽ khóc. ‏

photo-1680964737399

Ảnh minh họa: Internet

‏6. Hệ giá trị bị bóp méo‏

‏Không có phương hướng đúng đắn, dù khởi động tốt đến đâu, bạn sẽ luôn sa đà vào những con đường sai lầm, dẫn tới ngày càng đi xa khởi mục tiêu ban đầu. ‏

‏Vì những giá trị bị bóp méo, ham thành công nhanh chóng và lợi ích tức thời, không ít kẻ đã càng đi càng thụt lùi, chẳng thể chạm tay tới ước mơ.‏

‏7. Lười học‏

‏Với nhiều người, đỉnh cao của cuộc đời chỉ dừng lại ở thời cắp sách tới trường. Để rồi khi ra ngoài xã hội, khả năng của họ chỉ ngày một tụt lùi theo thời gian.‏

‏Không học tập, không làm việc chăm chỉ và không trưởng thành, bạn ở hiện tại có thể nghĩ rằng không sao cả. Tuy nhiên, khi con người càng lớn tuổi, xã hội sẽ có những yêu cầu ngày càng cao hơn.‏

‏Nếu 6 tuổi, người ta sẽ nói bạn còn nhỏ, không sao, từ từ dạy dỗ. Ở tuổi 16, mọi người sẽ nói rằng thiếu niên bốc đồng, điều đó không quan trọng. đến tuổi 26, mọi người nói bạn chậm chạp còn hơn những người mới ra trường. Ở tuổi 36, không ai nói nữa, họ chỉ âm thầm xa rời bạn mà thôi.‏

photo-1680964745351

Ảnh minh họa: Internet

‏Vậy tuổi trẻ cần gì?‏

‏Bốn từ: Thời gian, theo đuổi, học tập và trưởng thành.‏

‏Thời gian có nghĩa là chúng ta còn trẻ và chúng ta có rất nhiều điều để học. Chúng ta không thể quyết định độ dài của thời gian, nhưng chúng ta có thể kiểm soát độ rộng của thời gian, đó là hiệu quả về thời gian.‏

‏Chúng ta phải quản lý thời gian thật tốt, con người phải có mục tiêu và phương hướng, nếu không sẽ rơi vào tình trạng mê muội suốt ngày.‏

‏Xã hội phát triển quá nhanh, không học thì không ai có thể theo kịp. Nếu bạn không đạt được gì hôm nay, xin chia buồn, bạn đã lãng phí một ngày khác, và sau đó bạn sẽ tiếp tục lãng phí một tuần, một tháng, rồi cuối cùng là cả một đời.‏

‏*Nguồn: Zhihu‏

Chia sẻ