Ả Rập Saudi bắt cả icon cũng phải đeo mạng che mặt Hồi giáo, và đây là kết quả
Bạn có biết, để đáp ứng yêu cầu "tất cả những biểu tượng cảm xúc được cho là nữ trên các thiết bị điện tử đều phải đeo mạng che mặt giống như phụ nữ Hồi giáo" ở Ả Rập Saudi, WhatsApp đã giải quyết vấn đề như thế nào không?
Người ta vẫn nói "nhập gia tùy tục", điều đó có nghĩa bất luận bạn là người ở quốc gia nào và theo tôn giáo nào, chỉ cần đặt chân đến vùng đất khác thì dù muốn hay không cũng đều phải tuân thủ các luật lệ ở đó.
Khi các Emoticon khoác lên mình tấm mạng che mặt của phụ nữ Hồi giáo...
Có lẽ WhatsApp thấu hiểu đạo lý này một cách sâu sắc, thế nên, khi Ả Rập Saudi đưa ra quy định "tất cả những biểu tượng được cho là nữ trên các thiết bị điện tử đều phải đeo mạng che mặt giống như phụ nữ Hồi giáo", WhatsApp lập tức tung ra bộ Emoticons mang phong cách đặc trưng của người Muslim.
Sau khi được chiêm ngưỡng bộ biểu tượng cảm xúc có một không hai này, nhiều người đã phải ngả mũ bái phục sự kết hợp độc đáo giữa WhatsApp và người Hồi giáo.
Bộ biểu tượng cảm xúc đặc biệt dành cho người Hồi giáo.
Một số người bày tỏ: "Thật đáng sợ! Chẳng cute gì cả!", "Lúc mới nhìn thấy cũng ngồ ngộ, mà ngẫm ra thì cái vấn đề này thật sự chẳng hay ho chút nào."; một số khác lại không ngừng thắc mắc: "Tôi rất muốn biết tại sao bọn họ lại cho rằng các Emoticon ấy là nữ nhỉ?", "Tại sao họ lại cần biểu tượng thể hiện cảm xúc, khi mà che mặt lại rồi thì ai cũng giống ai?", "Và từ đó trở đi, trong các đoạn chat của mình, người Hồi giáo không còn dùng Emoticon nữa, vì họ chẳng thể phân biệt nổi cái nào với cái nào!"...
Emoticon được sử dụng để chat trong các diễn đàn, mạng xã hội được gọi là Emoticons, viết tắt của Emotive Icons (các biểu tượng dùng để mô tả cảm xúc).
//afamily.vn/hoi-giao.htm
Thật khó để phân biệt các Emoticons khi bị che kín mặt.
Có lẽ phải lộ mặt ra như thế này thì mới dễ tìm được biểu tượng phù hợp.
Liệu họ có phân biệt được cái nào với cái nào không nhỉ?
Quả là một sự kết hợp cực kỳ "vi diệu"!