9 mẹo hay để quả mận rất ngon không thành thuốc độc mà rất ít người biết
Quả mận đang vào mùa với nhiều món ngon trong ngày hè nóng bức. Nhưng biết ăn quả mận đúng cách thì là mận ngon, giải nhiệt. Còn ăn không đúng cách thì quả mận ngon trở thành thuốc độc - điều mà ít người biết.
Quả mận ngon bổ nhưng hại thận, bàng quang
Mận đang rộ mùa với đủ loại quả mận Tam hoa, mận hậu, mận Tả van, mận thép, mận cơm... và tới tháng 8 mới hết mùa. Quả mận vị chua ngọt, nhiều nước, trộn với chút đường và muối, và gần đây có trộn mắm đường càng thêm ngon và hấp dẫn.
Theo y học, về dinh dưỡng trong các loại mận không mấy khác nhau, đều giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, a xít a min, a xít hữu cơ... và không có chất béo, cholesterol xấu (rất tốt cho người muốn giảm cân). Trong 1 quả mận chứa 30 calo, 6,5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa giúp hồi phục các tế bào não bị tổn thương bởi các gốc tự do.
Mận có chỉ số đường huyết GI rất thấp giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn mận còn giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón, khỏe xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm táo bón, nhuận tràng tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Hàm lượng chất xơ, kali và chất chống oxy hóa cao nên mận có thể giúp làm giảm huyết áp và mức cholesterol, thúc đẩy sức khỏe tim mạch.
Theo Đông y, quả mận có vị ngọt, chua, tính bình, đi vào hai kinh can và thận có tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy, chữa được các chứng lao, nóng trong xương, chữa đái đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng.
Quả mận không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, còn làm tăng loại hormon giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chất xơ trong mận rất có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
Ăn mận rất tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, giảm cân, cải thiện thị lực, giàu chất chống oxy hóa có thể sử dụng để phòng chống ung thư.
Phụ nữ từ xa xưa đã biết dùng quả mận để làm đẹp da, dưỡng nhan rất hiệu quả.
Từ thịt quả đến rễ, lá của cây mận đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, giúp da căng hồng, giảm sạm nám.
Những ai không nên ăn mận
Tuy quả mận nhiều lợi ích như trên, nhưng ăn không đúng cách thì quả mận ngon, nhiều dinh dưỡng lại trở thành thuốc độc.
Đầu tiên là quả mận có tính axit, có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng - nhất là với trẻ em.
Và một số người thì nên tránh ăn quả mận như sau:
- Người bị bệnh dạ dày, hay có các vấn đề liên quan đến dạ dày tốt nhất không nên ăn mận vì sẽ làm bệnh thêm nặng.
- Mận có tính nóng nên người có cơ địa nóng tránh ăn mận vì có thể bị nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt...
- Người có bệnh thận, hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh thận thì hạn chế ăn mận - bởi mận có chất oxalate gây cản trở hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến kết tủa và gây sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Không ăn mận khi đói vì bụng cồn cào, khó chịu.
- Không ăn mận quá chín vì có thể ảnh hưởng đến đường huyết và người bị tiểu đường.
- Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể bị phát ban, không tốt cho mẹ và thai nhi.
- Không ăn quá nhiều mận một lúc vì chất chua trong mận có khả năng phân giải Ca-P, protein rất không tốt cho cơ thể.
Bình thường thì chỉ nên ăn khoảng 4-5 quả mận/ngày đối với người lớn; 2-3 quả mận/ngày đối với trẻ em.
Chọn mận an toàn
Muốn ăn mận ngon chỉ nên mua mận đúng vụ. Quả mận tươi ngon có cuống dính chặt vào quả, còn lá, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm, vỏ căng mọng, nhẵn bóng, dáng tròn đều, căng mọng, không méo mó, có lớp phấn trắng bao phủ càng tốt.
- Những quả mận vỏ màu xen lẫn giữa xanh và đỏ ngon ngọt hơn.
- Nên ngâm mận trong nước muối loãng 15-20 phút để rửa sạch chất bẩn, hóa chất bám trên quả mận, hạn chế dị ứng, mụn nhọt... tấn công.
Tốt nhất là ăn mận tươi vốn là mận mới hái từ trên cây xuống, đảm bảo sạch sẽ, không hóa chất. Trong dân gian còn dùng nước ép quả mận để thanh nhiệt, giải khát, chống nóng trong mùa hè rất ngon miệng.
Cách ăn quả mận ngon không bị thành thuốc độc mà nhiều người không biết
Quả mận ngon, giàu chất chống oxy hóa nhưng ngoài cách chọn mua quả mận ngon ở trên thì nên học 10 mẹo sau để không biến quả mận thành thuốc độc như sau:
1. Tránh chọn mua mận có thuần một màu xanh hoặc đỏ, những quả mận này thường còn non, bị chua hoặc là quá chín không còn giòn ngon.
2. Tránh mua những quả mận bị dập, vỏ ngoài bị thâm, có vết móng tay, vết xước, hay vết côn trùng cắn – vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, hư hỏng.
3. Tránh hoặc hạn chế ăn mận dầm muối ớt, mận sấy khô đóng gói... vì nguồn tẩm ướp như đường muối, hương liệu, chất tạo màu... dễ có nguy cơ nổi mụn, phát ban.
Nhất là mận chấm muối ớt dù rất khoái khẩu nhưng vị chua, cay, mặn, ngọt trong muối phát sinh nóng trong, khiến mụn nhọt thêm trầm trọng.
4. Theo các chuyên gia, buổi sáng cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài rất tốt, lúc này nên ăn mận sẽ ít bị nóng trong hơn. Tốt nhất là ăn quả mận sau bữa sáng.
5. Rửa sạch lớp phấn trên vỏ mận để tránh bị dị ứng và giảm thiểu hóa chất, vi khuẩn bám ở vỏ mận có thể gây dị ứng, ngứa, sưng miệng hoặc cổ.
6. Trước khi ăn mận nên uống một ly nước nhằm giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt, tránh tích tụ nóng trong người, ngăn ngừa phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn.
7. Không ăn mận khi bụng đói vì dễ bị cồn cào, khó chịu.
8. Không nên gọt vỏ mận (vì vỏ mận có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa cao hơn thịt mận).
9. Tuy mận giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, nhưng người ốm không nên ăn quá nhiều mận (vì dễ bị nóng trong, nhiệt miệng và mụn nhọt khó chịu trong người).