9 lưu ý khi sử dụng loại thịt là thuốc bổ cho sinh lực phái mạnh
Có thể vì loại thịt này tính ấm, cũng có thể vì chúng giàu đạm, giàu vitamin, khoáng chất...
Mỗi khi nhắc đến loại thịt có tác dụng bổ thận tráng dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thịt dê. Đây là loại thịt được xếp hàng "hảo hạng", vị ngọt béo và có chứa nhiều dinh dưỡng phong phú, nổi bật.
Thịt dê còn được gọi với cái tên Dương nhục. Theo "Nam dược thần hiệu" của Thánh y Tuệ Tĩnh, thịt dê có vị đắng ngọt, tính rất nóng. Thịt dê có tác dụng bổ tỳ vị, ôn thận tráng dương, ôn bổ kinh huyết. Đặc biệt đây được coi là "thuốc bổ đầu bảng" trong việc tăng cường sinh lý cho phái mạnh.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông (ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam) truyền lại rằng dê tái ăn cùng gừng, hành, tỏi, hẹ có tác dụng tiêu thực và bồi bổ lục phủ ngũ tạng. Hàng ngày ăn 30-40g thịt dê có thể trị khí huyết hư tổn và chữa chứng dương sự kém, tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ.
Trong Đông y, thịt dê được coi là thuốc "bồi bổ nguyên khí", là món ăn hảo hạng cho sinh lực phái mạnh. Có thể vì loại thịt này tính ấm, cũng có thể vì chúng giàu đạm, giàu vitamin, khoáng chất...
Nhìn chung, thịt dê bổ dưỡng nhưng vẫn phải cẩn trọng khi ăn uống. Bởi thịt dê không phù hợp cho những người bị sốt, nhiễm trùng, hoặc kết hợp cùng một số thực phẩm đại kỵ với chúng.
9 lưu ý khi sử dụng thịt dê để không 'rước họa'
1. Người đang sốt, bị bốc hỏa không nên dùng thịt dê
Vốn dĩ thịt dê tính nóng, nếu người bị sốt ăn thịt dê thì thân nhiệt càng tăng, tình trạng viêm càng thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những người đang mắc chứng loét lưỡi, lở mồm, đau mắt đỏ, đau bụng đi ngoài... cũng cần tránh ăn thực phẩm này.
Vì thịt dê tính nóng, có tác dụng bổ dương mạnh, gây nóng trong vì thế sẽ khiến người đang bị bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Người cao huyết áp không ăn nhiều thịt dê
Đây là nhóm người nên cẩn thận khi ăn thịt dê, nếu ăn thì không nên ăn nhiều trong một bữa hoặc tránh ăn nhiều bữa trong một tháng.
3. Bà bầu tránh ăn thịt dê quá nhiều
Phụ nữ có thai hạn chế ăn thịt dê vì thịt dê có tính nóng dễ gây động thai.
4. Người bị bệnh gan nên tránh ăn thịt dê
Vì thịt dê có nhiều chất đạm nên những người bị bệnh gan nên tránh ăn vì quá nhiều chất đạm có thể làm gan bị căng thẳng.
5. Trẻ nhỏ không ăn nhiều thịt dê
Trẻ em không nên ăn nhiều thịt dê vì gan và thận của trẻ không thể xử lý quá nhiều protein.
6. Không ăn nhiều thịt dê tái
Thịt dê tái là món ngon phổ biến, nhưng tốt nhất là nên ăn dê chín kỹ vì bản thân thịt dê có chứa ký sinh trùng, dễ nhiễm khuẩn, virus... Ngoài ra, khi ăn thịt dê nên chọn loại thịt tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
7. Không kết hợp thịt dê cùng giấm
Theo quan niệm của Đông y, thịt dê có tính nóng, trong khi đó giấm lại là nguyên liệu thường được dùng cho những món lạnh. Do đó các bà nội trợ nên tránh để giấm kết hợp với thịt dê...
8. Không nên kết hợp thịt dê với đậu đỏ
Theo quan niệm Đông y, đậu đỏ có tính ngọt, mặn, lạnh. Trong khi thịt dê lại có tác dụng làm ấm dạ dày, vị ngọt, có khả năng làm cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh như một loại thuốc bổ. Cả thịt dê và đậu đỏ đều có những công dụng đối với sức khỏe rất mạnh, vì vậy 2 thực phẩm này tốt nhất không nên kết hợp với nhau.
9. Không kết hợp thịt dê với bí ngô
Thịt dê và bí ngô là thực phẩm vị ấm, nếu ăn với nhau là rất dễ bốc hỏa, sinh nhiệt, nóng trong, từ đó nổi mụn nhọt, da dẻ kém đi.
Không những thế, quá trình chế biến thịt dê còn cho thêm các loại gia vị có tính nóng như ớt tiêu, cay, gừng, đinh hương…