9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Ranh giới giữa tiết kiệm và keo kiệt!

Thanh Yên,
Chia sẻ

Có nhiều ý kiến xoay quanh cách sống của chị gái tôi nhưng chị và gia đình mình lại hài lòng với nó.

Chị gái của tôi là một người phụ nữ tiết kiệm đến mức khiến người khác phải tròn mắt kinh ngạc. Với chị, tiết kiệm là con đường dẫn đến sự sung túc cho gia đình. Tuy nhiên, những thói quen tiết kiệm của chị lại gây ra không ít tranh cãi. Bạn bè xung quanh thường bảo chị "than nghèo kể khổ", không đồng tình với cách sống mà chị gọi là tiết kiệm.

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 1.

Riêng tôi, tôi hiểu rằng chị làm vậy để gia đình có cuộc sống tốt hơn, để dành dụm tiền bạc cho tương lai. Nhưng liệu những "bí kíp" này có thực sự đáng học hỏi hay chỉ là sự cực đoan?

Hãy cùng khám phá 9 cách tiết kiệm độc lạ và gây tranh luận của chị tôi.

1. Cốc đánh răng 5 năm không thay

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 2.

Thông thường, cốc đánh răng nên thay sau 6 tháng hoặc một năm để đảm bảo vệ sinh. Nhưng chị tôi thì khác, một chiếc cốc được chị dùng suốt 5 năm mà không đổi. Nếu mép cốc sứt một bên, chị chuyển sang dùng tay trái để đánh răng. Đến khi cốc hỏng hẳn, không dùng được nữa, chị lấy bát ăn cơm để đựng nước đánh răng.

Chị lý giải: "Bát vừa để ăn cơm vừa để đánh răng, một vật dụng đa năng, chỉ dùng để ăn thì phí quá".

Cách làm này tiết kiệm thật, nhưng nhiều người cho rằng nó quá bất tiện và thiếu vệ sinh.

2. Khăn mặt cắt đôi

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 3.

Chị tôi lấy một chiếc khăn mặt, cắt làm đôi: Một nửa để lau mặt, nửa còn lại để lau chân. Chị bảo cách này vừa nhỏ gọn, vừa dễ giặt, dễ khô, lại tiết kiệm. Ý tưởng độc đáo này gây tranh cãi khi một số người khen chị khéo léo, nhưng không ít người cho rằng nó thiếu thẩm mỹ và không đảm bảo vệ sinh.

3. Tất vá 5-6 miếng vẫn đi

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 4.

Đôi tất của chị bị rách ở mũi, chị vá lại; rách ở gót, chị cũng vá tiếp. Một đôi tất có khi mang đến 5-6 miếng vá mà chị vẫn dùng. Khi tôi hỏi: "Chị ơi, sao không mua đôi mới?", chị đáp: "Tất đi ở chân, ai thấy đâu mà. Mình thấy thoải mái là được".

4. Nội y không quá 50 nghìn

Chị chưa từng mua bộ nội y nào giá trên 50 nghìn đồng. Chị quan niệm: "Nội y mặc bên trong, ai thấy đâu mà khoe. Giặt thường xuyên, sạch sẽ, vừa vặn, thoải mái là đủ, không cần tiêu hoang".

Một người bạn thân của chị thì khác, chỉ mua nội y cao cấp trở lên. Chị thẳng thắn: "Có đáng không? Một mẩu vải bé tí mà đắt thế, tiền đó đủ tôi sống cả tháng. Đồ rẻ hay đắt thì cũng mặc thôi, miễn là cotton, thoáng khí, không xù lông. Đồ đắt tiền còn chật chội, khó thở, chẳng bằng đồ rẻ của tôi". Cách chọn này gây tranh cãi: Người khen tiết kiệm, kẻ chê chị tự làm khổ mình.

5. Chăn ga gối 10 năm không đổi

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 5.

Bộ chăn, vỏ chăn, vỏ gối trong nhà chị là của quà của bạn bè tặng thời điểm chị mới cưới cách đây 20 năm trước, đến nay vẫn được sử dụng. Chị bảo: "Chăn lông vũ, chăn rỗng bây giờ không ấm bằng chăn bông ngày xưa. Chăn bông vừa ấm, vừa chắc, không bị trượt khỏi giường như chăn lông vũ".

6. Quần áo 5 năm không mua mới

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 6.

Quần áo chị mặc ngoài đã 5-6 năm mà chưa thay mới, nhiều bộ vẫn như mới nhờ chị giữ cẩn thận. Chị nói: "Có vài bộ thay đổi là đủ. Đồng nghiệp của chị có người mỗi năm chi cả chục triệu mua quần áo, nhưng chị thấy không cần thiết. Tiền đó để dành cho việc quan trọng hơn". Quần áo của mấy đứa con chị cũng là đồ mọi người cho hoặc là đồ cũ của anh chị em trong gia đình.

7. Không dùng mỹ phẩm

Trong khi nhiều phụ nữ chi tiền cho mỹ phẩm để làm đẹp, chị tôi chỉ rửa mặt bằng nước lạnh, lau sạch bụi bẩn là xong. Chị bảo: "Mỹ phẩm đắt đỏ, lại kích ứng da. Mặt chị thế này, không trang điểm vẫn đẹp tự nhiên, vừa tiết kiệm vừa chẳng hại da. Chị sống bằng sức lao động, không bằng khuôn mặt".

8. Tự cắt tóc tại nhà

Chị không bao giờ bỏ tiền ra tiệm cắt tóc. Tóc dài ra, chị tự lấy kéo cắt xoẹt một phát là xong. Cách làm này tiết kiệm chi phí, nhưng nhiều người đặt câu hỏi: Liệu mái tóc tự cắt có đủ gọn gàng, đẹp mắt hay chỉ khiến chị trông luộm thuộm?

9. Không lắp mạng Internet

9 "bí kíp" dành dụm tiền bạc cho tương lai gây tranh cãi của chị gái tôi: Tiết kiệm hay keo kiệt? - Ảnh 7.

Điều gây tranh cãi nhất là nhà chị không lắp mạng. Chị giải thích: "Không có mạng, bọn trẻ không chơi điện thoại, không hại mắt, học hành tập trung hơn, cũng không tranh nhau điện thoại mà cãi vã".

Chị cho rằng cách này vừa tiết kiệm tiền, vừa bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con. Tuy nhiên, ý tưởng này bị phản đối gay gắt bởi những người cho rằng chị đang tước đi cơ hội tiếp cận công nghệ của bọn trẻ, trong khi một số khác lại ủng hộ vì tính thực tế của nó.

Những thói quen tiết kiệm của chị tôi không chỉ giúp gia đình giảm chi phí mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Tiết kiệm đến đâu là hợp lý, và đâu là giới hạn của sự cực đoan?

Anh rể tôi nói rằng mình may mắn có một người vợ đảm đang, biết tính toán, nhưng không phải ai cũng đồng tình với cách sống này.

Chia sẻ