80% bệnh nhân động kinh tại Việt Nam là trẻ em: Bác sĩ chỉ ra những triệu chứng nghi ngờ
Theo thống kê, hiện 80% bệnh nhân động kinh tại Việt Nam là trẻ em. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm bắt được những thông tin chính xác để kịp thời xử lý khi trẻ có dấu hiệu là điều cần thiết.
1. Thế nào là bệnh động kinh?
Bác sĩ Ngô Minh Quân
Tác giả bài viết
Bác sĩ Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM
Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc Trẻ của Bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn chống động kinh Thế giới định nghĩa: "Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn co giật không do sốt cao, tài phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột".
Những cơn động kinh này là do hoạt động điện bất thường trong não, có thể khiến một người trẻ bị co giật (những cơn run rẩy đột ngột), bất tỉnh, cử động hoặc cư xử kỳ lạ.
2. Khi nào nghi ngờ trẻ có các triệu chứng của cơn động kinh?
Hầu hết các cơn động kinh chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút. Có nhiều loại động kinh khác nhau, gây ra các triệu chứng khác nhau.
Ví dụ, một số trẻ có cử động run rẩy chỉ ở 1 cánh tay hoặc một phần khuôn mặt. Những đứa trẻ khác đột nhiên ngừng phản ứng và nhìn chằm chằm trong vài giây. Trẻ cũng có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đột ngột bất tỉnh, cứng người và sau đó có những cử động giật.
Đôi khi, trẻ có thể biết sắp lên cơn động kinh do có cảm giác nào đó hoặc ngửi thấy một mùi nào đó ngay trước khi lên cơn.
3. Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ động kinh?
Cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Đầu tiên không phải tất cả các cơn co giật đều do động kinh, do đó các Bác sĩ sẽ giúp kiểm tra xem chúng có phải do bệnh động kinh gây ra hay không.
Một số các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm để chẩn đoán như:
- Đo điện não đồ ("EEG") – Đánh giá hoạt động điện trong não.
- Cộng hưởng từ MRI hoặc cắt lớp vi tính CT scan – Giúp đánh giá hình ảnh của não.
4. Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em như thế nào?
Bệnh động kinh ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Những loại thuốc này không thể chữa khỏi bệnh động kinh nhưng chúng có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh. Có nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau và cần được bác sĩ kê toa.
Thuốc chống động kinh thường có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa cơn động kinh. Nhưng nếu không kiểm soát được bệnh động kinh của trẻ, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các phương pháp điều trị khả thi khác, có thể bao gồm:
- Chế độ ăn đặc biệt gọi là "chế độ ăn ketogenic".
- Phẫu thuật động kinh.
- Nếu phẫu thuật không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả, có thể áp dụng các phương pháp điều biến thần kinh (neuromodulation) như kích thích dây thần kinh phế vị hoặc điều biến thần kinh đáp ứng (responsive neurostimulation).
5. Chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh như thế nào?
Nên đeo vòng tay y tế cho trẻ.
Hãy tìm hiểu về những gì bạn cần làm nếu trẻ lên cơn động kinh.
Cung cấp thông tin với trường học của trẻ về bệnh động kinh của chúng.
Hãy cho giáo viên biết những triệu chứng nào cần theo dõi và cách xử trí chúng.
Ngoài ra, hãy giáo viên biết nếu trẻ cần tránh bất kỳ hoạt động nào.
Cho trẻ nói chuyện với chuyên gia tư vấn nếu trẻ cảm thấy buồn hoặc lo lắng.
Giáo dục trẻ về cách tự giữ an toàn.